"FBI Anh" chống rửa tiền

10:40 26/12/2016
Cục Phòng chống tội phạm quốc gia (NCA) được gọi là “FBI Anh”, vừa mở chiến dịch truy quét người nước ngoài tham nhũng, “rửa tiền” ở Anh.


Trong chiến dịch này, Cảnh sát liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện 170 triệu bảng tiền mờ ám, một bằng chứng mới về tầm cỡ “tiền bẩn” chảy vào Anh, theo báo Evening Standard.

NCA nói số tài sản đáng ngờ- gồm những ngôi nhà trị giá hàng triệu bảng ở những khu dân cư đắt giá nhất thủ đô London - đã được xác định. Một phần số “tiền bẩn” đáng ngờ được giấu ở Anh và nước ngoài, nhưng NCA nói phần lớn số tiền này được đem đến London, đầu tư vào nhà đất cùng các loại tài sản khác. NCA cũng lên kế hoạch điều tra việc sử dụng tiền từ tham nhũng mà có để “mua nhà hạng sang ở nhiều khu vực”.

Không cho bọn xấu mua nhà

Donald Toon, một quan chức NCA “thề” sẽ tăng cường xử lý những nhà đầu tư nước ngoài tham nhũng. NCA được trao thêm nhiều quyền theo Luật Phòng chống tội phạm tài chính (đang được Quốc hội Anh xem xét) gồm các trát buộc các nghi can phải chứng minh nguồn gốc tài sản, buộc chủ các công ty nước ngoài mua nhà phải khai báo nhân thân. Ông nói “không để bọn xấu, phạm pháp mua nhà trong lúc họ đang bị nước của họ điều tra tham nhũng”.

Các tổ chức chống tham nhũng như Minh bạch quốc tế (TI) từ lâu đã phàn nàn chuyện bí mật về chủ bất động sản cùng những yếu kém trong khâu quản lý, đã khiến bọn xấu dễ dàng dùng nhà cửa ở London làm phương tiện để “rửa tiền bẩn”.

Tiết lộ đáng chú ý nhất của ông Toon là giá trị những tài sản đáng ngờ, được NCA xác định từ khi cơ quan này lập một đội đặc nhiệm hồi tháng 6-2015: “Chúng tôi có 25 cuộc điều tra trực tiếp về tham nhũng quốc tế, tổng tài sản liên quan là 170 triệu bảng”. Ông nói nhiều cuộc điều tra liên quan nhiều nghi can là công dân Nigeria.

Tội phạm tài chính cấp độ “cạn nước mắt”

Báo Guardian (Anh) ngày 2-12 đưa tin, tổ chức viện trợ “Cứu trẻ em” nói “tiền bẩn” của Nigeria “rửa” ở Anh nên được dùng để cứu giúp trẻ em bị chết đói. Tổ chức này nói cần có 950 triệu bảng (1,2 tỉ USD)  để giúp những nạn nhân của bọn Boko Haram, với hàng chục ngàn trẻ em có nguy cơ chết đói ở những vùng do bọn nổi dậy này chiếm giữ ở vùng Đông Bắc Nigeria, nơi mà nhà nông không thể thu hoạch mùa vụ và các cơ quan viện trợ nhân đạo không thể đến. Số tiền này cũng có thể giúp các gia đình lập lại cuộc chiến khi kết thúc cuộc xung đột vũ trang tàn khốc này.

“Cứu trẻ em” kêu gọi các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các chính phủ tăng cường viện trợ, đồng thời cảnh báo khu vực này có tỉ lệ trẻ con suy dinh dưỡng cao và có nguy cơ bị chết đói.

Đấy sẽ là một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất ở vùng hạ sa mạc Sahara châu Phi, với ít nhất 2 triệu người cần được giúp, cùng 400.000 người mẹ đang cho con bú và mang thai. Khoảng 400.000 số trẻ này bị suy dinh dưỡng cấp bị đe dọa mạng sống.

Cựu chỉ huy NSA Dasuki (áo trắng) bị nhân viên an ninh bắt.

Tổ chức này đề nghị trích một khoản tiền để giúp hơn 2 triệu người bị mất nhà cửa vì phải chạy giặc, và có thể có số tiền này từ hàng triệu bảng bị các quan chức tham nhũng “rửa” ở Anh: “Những khoản tài chính bất chính lớn từ Nigeria đã được rửa thông qua các ngân hàng và thị trường bất động sản ở Vương quốc Anh. 4 năm trước, khi cựu Thống đốc bang Châu thổ nhiều giàu mỏ của Nigeria, ông James Ibori, nhận tội “rút ruột và rửa tiền” 50 triệu bảng, chánh án đã mô tả vụ chiếm đoạt này là tội phạm tài chính ở cấp độ khóc cạn nước mắt”. 

Cứu trẻ em nói hồi tháng 9 đã có một văn kiện ghi nhớ được ký, theo đó “tiền bẩn” bị Anh niêm phong có thể được trả về Nigeria để thực hiện các dự án giúp người nghèo nhất ở nước này.

Chính phủ Nigeria đã ước tính cần có 1,2 tỉ bảng để giúp vùng đông bắc trong năm 2017. LHQ thì ước tính hơn 120.000 người-hầu hết là trẻ con - có thể bị đói đến chết ở những vùng bị Boko Haram kiểm soát.

Đếm 10 ngày mới hết tiền tham nhũng

Tại Nigeria  cũng đang diễn ra một cuộc điều tra chống tham nhũng lớn hàng tỉ USD. Một giám đốc ngân hàng làm chứng trước Ủy ban Phòng chống tội phạm tài chính và kinh tế (EFCC) rằng đã có hai chiếc máy bay chở đầy tiền mặt được dùng trong một cuộc đút lót: tổng cộng 1,2 tỉ Naira (tiền Nigeria, tương đương 3,8 triệu USD hoặc 3 triệu bảng Anh) quá lớn nên phải mất 10 ngày mới đếm hết, vì là các tờ 500 và 1.000 Naira. Giám đốc Sunday Oluseye nói: “Tôi phát hoảng khi trông thấy số tiền khủng này”.

EFCC là một cơ quan chống tham nhũng, mở cuộc điều tra chống rửa tiền đối với Abiodun Agbele, một “chiến hữu” của Thống đốc Ayodele Fayose của bang Ekiti. EFCC cũng nói vụ này dính líu cuộc điều tra cựu Cố vấn An ninh quốc gia (NSA) Sambo Dasuki của cựu Tổng thống Goodluck Jonathan.

Tay chỉ huy NCA này đã bị bắt ngày 16-11, và phiên tòa xử Dasuki cùng đồng bọn tham nhũng diễn ra ngày 7-12. EFCC buộc tội Dasuki cùng đồng bọn đã “rút ruột” 2 tỉ USD (13,6 tỉ Naira) mà chính phủ dùng để mua vũ khí để đánh quân nổi dậy Boko Haram. Dasuki từng là cựu trung tá quân đội, còn bị buộc tội tàng trữ vũ khí trái phép.

Cha của Dasuki là Ibrahim Dasuki - Tiểu vương Sokoto thứ 18 - qua đời hồi trung tuần tháng 11, nhưng tay cựu chỉ huy NSA vắng mặt ở lễ tang của cha. Luật sư của ông ta nói chính phủ nói đã tạo cơ hội cho Dasuki ra khỏi nhà tù để chịu tang cha là “nói láo”, vì ông không được tạo cơ hội này. 

Các đồng bọn của Dasuki là giám đốc mảng tài chính NSA Shuaibu Salisu và Aminu Baba-Kusa, và 4 công ty Acacia Holding Ltd và Reliance Referral Hospital Ltd cũng bị đưa ra xử.

Vấn đề tham nhũng tràn lan ở Nigeria, cho đến nay EFCC chỉ mới xử được vài quan lại tham nhũng. Gần đây nhất, thẩm phán Sylvester Ngwuta thuộc Tòa án tối cao nước này bị buộc tội tham nhũng và “rửa tiền”. Ông ta hầu tòa cùng 7 thẩm phán khác, không nhận tội. Khi bị bắt, ông ta cũng thủ nhiều hộ chiếu, 800.000 USD tiền mặt (645.200 bảng) 

Anh Thao (tổng hợp)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文