Giải mã hiện tượng người già phạm tội ở Hàn Quốc

13:07 03/01/2019
Tại xứ sở kim chi, các băng đảng thiếu niên không còn là một mối đe dọa. Ngược lại, người ta ngày càng phải trông chừng nhiều hơn vào những tội phạm cao tuổi. Số người già trên 65 tuổi ở Hàn Quốc trở thành tội phạm đang ở mức báo động với con số là 45%.


45% là con số gia tăng tội phạm người già ở Hàn Quốc trong vòng 5 năm qua. Những người này phạm cả các tội nghiêm trọng như giết người, đốt phá, hãm hiếp... Đặc biệt, số vụ cướp tài sản do người già gây ra ở Hàn Quốc tăng 70%, từ khoảng 1.000 vụ trong năm 2013 lên hơn 1.800 vào năm 2017. 

Trong một trường hợp, vào tháng 11-2018 vừa qua, một người đàn ông ở độ tuổi 70 đã bị bắt vì cáo buộc tấn công một người đưa thư do đưa bưu kiện muộn. Khi cảnh sát đến điều tra thì phát hiện ra rằng chuyện không phải vậy mà có vẻ như người đàn ông quên rằng đã nhận được gói hàng hai ngày trước đó. 

Vào tháng 8-2018, một người khác bị cáo buộc đã giết chết hai công chức và làm bị thương một người hàng xóm vì tranh chấp nước. Trước đó 4 tháng, một người phụ nữ 69 tuổi đã đổ thuốc trừ sâu vào món cá hầm được phục vụ trong một sự kiện của làng...

Làn sóng tội phạm xám

Hiện có hơn 14% người Hàn Quốc trên 65 tuổi, biến đất nước này thành một "xã hội của người già", theo phân loại của Liên Hợp Quốc (LHQ). Đáng chú ý là trong khi đang sống lâu hơn, nhiều người trong số này lại không thể tự lo tài chính cho bản thân. Thống kê cũng cho thấy, khoảng 60% người Hàn Quốc cao tuổi không đủ điều kiện hưởng lương hưu quốc gia. 

"Không có việc làm để người già đóng góp cho xã hội. Họ cảm thấy bị ngắt kết nối và điều này có thể dẫn đến sự thù địch với người khác, trầm cảm và hành vi chống đối xã hội", Cho Youn-oh, Giáo sư và nhà tội phạm học tại Đại học Dongguk của Seoul nói. 

"Cô lập và cảm thấy rằng không có gì để mất có thể khiến họ mất kiểm soát và hành xử thiếu thận trọng. Những người có nhiều kết nối với xã hội thông qua gia đình và công việc có xu hướng tự kiểm soát nhiều hơn - điều đó có thể ngăn họ (phạm tội)".

Tội phạm cao tuổi đang có xu hướng gia tăng nhanh ở Hàn Quốc. Ảnh: Getty

"Tù nhân cao cấp"

Ngay cả khi bị bắt và tống giam, những tội phạm già này cũng tạo nên không ít gánh nặng khiến các nhà tù phải gồng mình gánh vác. Họ được gọi là "tù nhân cao cấp" vì có thể vào tù với một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm chứng mất trí, ung thư và các vấn đề về thận và thường phải cách ly với các tù nhân khác. 

Lee Yun-hwi, Phó giám đốc Trung tâm giáo huấn Nambu của Seoul cho biết: "Không chỉ họ yếu hơn về thể chất so với những người trẻ tuổi hơn. Khi bị giam giữ với những người trẻ tuổi hơn, khả năng họ bị đánh nhau cao hơn do khoảng cách thế hệ và sự khác biệt về văn hóa".

Để tìm hiểu về vấn nạn này ở Hàn Quốc, phóng viên hãng CNN đã đến thăm khu 2 của Trung tâm giáo huấn Nambu, nơi giam giữ các tù nhân này và phát hiện thấy hàng loạt xe lăn, cân và thiết bị đo huyết áp ở khu vực chung. C

ác tù nhân trong khu giam đặc biệt này thường bắt đầu buổi sáng lúc 9h với tiếng nhạc vui vẻ rầm rộ vang trên loa. Sau đó, từng đoàn tù nhân cao tuổi mặc đồng phục hai mảnh màu xanh và giày trắng di chuyển đến khán phòng tham gia một lớp thể dục nhịp điệu. 

Nhịp điệu bài hát "What Wrong With My Age" vang lên và người hướng dẫn thúc giục các tù nhân già di chuyển từ bên này sang bên kia, uốn cong và đá chân. Hành động của họ chậm chạp - nhưng đối với nhiều tù nhân, những người dành phần lớn thời gian trong các phòng giam nhỏ, đó là một phần quan trọng trong ngày.

Tìm kiếm một giải pháp

Lee Yun-hwi cho biết, khoảng 30% người cao tuổi bị kết án phạm tội, ngồi tù và khi được thả thì họ lại tái phạm tội. Trong khi đó, tỷ lệ tái phạm tội chung ở Hàn Quốc là 20%. 

"Tham gia xã hội là một vấn đề quan trọng đối với nhiều tù nhân già. Hiện tại, một trong những nơi an toàn nhất cho nhiều tù nhân cao tuổi là nhà tù. Khi nhiều tù nhân được thả, họ không có nơi nào để đi hay ngủ, không có tiền để ăn, buộc họ phải phạm tội tiếp", GS Cho Youn-oh cho biết, Hàn Quốc cần thiết lập một mạng lưới hỗ trợ xã hội để ngăn chặn các hành vi tái phạm tội của người già trong tương lai giống như những gì mà Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện. 

Được biết, thời gian qua, nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản đã cố tình vi phạm pháp luật để được ngồi tù. Chính quyền Tokyo cũng đang cố gắng chống lại vấn nạn "tội phạm cao tuổi" bằng cách cải thiện hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội nhưng dường như làn sóng tội phạm này vẫn chưa chấm dứt sớm. 

Phương Linh

Ngày 12/4, Mỹ và Iran bắt đầu các cuộc trao đổi cấp cao tại Oman nhằm thúc đẩy đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ có hành động quân sự nếu không có thỏa thuận.

Chiều 12/4, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, sau khi nắm thông tin về vụ việc 2 cháu nhỏ bị bạo hành tại Nhóm trẻ C.C, trong sáng cùng ngày đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện phối hợp UBND xã Quế Mỹ đến thăm, động viên gia đình và nắm tình hình sức khỏe của 2 cháu; đồng thời chỉ đạo UBND xã Quế Mỹ ra thông báo tạm dừng hoạt động của nhóm trẻ này.

Liên quan đến hiện tượng bùn nước từ lòng đất phun trào trên bề mặt tại một thửa đất ở Phú Yên như Báo CAND đã thông tin, ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&TN) tỉnh Phú Yên cho biết, vừa nhận được văn bản báo cáo kết quả khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra (QH&ĐT) Tài nguyên nước miền Trung thuộc Trung tâm QH&ĐT Tài nguyên nước quốc gia.

Xem người yêu như món đồ vật thuộc sở hữu riêng của mình nên khi chia tay, hắn không chịu buông tha cho cô gái, mà liên tục tìm cách gặp mặt để không cho bất cứ người đàn ông nào khác có thể tiếp cận. 

Đòn thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển: vàng tăng vọt, dầu thô phục hồi mạnh, USD suy yếu. Trong khi hơn 75 quốc gia được tạm hoãn áp thuế 90 ngày, Trung Quốc bị áp mức thuế kỷ lục 125% và lập tức đáp trả bằng thuế 84%, báo hiệu một vòng xoáy căng thẳng thương mại chưa có hồi kết.

Nằm sâu trong cánh rừng già tại xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Di tích Căn cứ Sở Nhỏ – Ban An ninh Bình Phước là một địa chỉ đỏ của vùng đất Đông Nam Bộ. Đây từng là một trong những căn cứ trọng yếu của Công an tỉnh Bình Phước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gắn liền với biết bao chiến công oanh liệt, thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường và sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ ngành Công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文