Gián điệp Nga-Trung trong lòng nước Mỹ

12:04 27/08/2020
Trong vòng một tuần, Mỹ phát hiện ra hai gián điệp của Nga và Trung Quốc trà trộn trong lực lượng an ninh nước này.


Trợ lý của Tướng John Demers, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Bộ Tư pháp buộc phải thốt lên: "Hai vụ truy tố chứng minh rằng chúng ta phải luôn cảnh giác chống lại hoạt động gián điệp từ hai đối thủ nguy hiểm nhất của chúng ta - Nga và Trung Quốc".

"Người con của Nga"

Theo CNN, trường hợp gián điệp mới nhất bị phát hiện là một cựu lính mũ nồi xanh của Mỹ sống ở Bắc Virginia tên là Peter Rafael Dzibinski Debbins. Năm nay 45 tuổi, Debbins được xác định là đã hoạt động gián điệp từ năm 1996 đến năm 2011. Anh này bị bắt hôm 21-8 và bị buộc tội tiết lộ bí mật quân sự về các hoạt động của đơn vị tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) trong hơn một thập kỷ liên lạc với tình báo Nga. 

Các công tố viên cáo buộc: "Debbins nghĩ rằng Mỹ đã quá thống trị thế giới và cần phải cắt giảm quy mô". Bản cáo trạng cũng nói rằng Debbins được thúc đẩy một phần vì cay đắng trong sự nghiệp quân đội của mình và mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh ở Nga.

Theo tờ Los Angeles Times, Debbins được đưa ra xét xử ở tòa án tại Alexandria vào ngày 24-8 và mức độ chi tiết bất thường trong bản cáo trạng cho thấy Bộ Tư pháp và FBI đang cảnh báo nguy cơ Debbins đào tẩu. Trong một thông cáo báo chí, nhà chức trách Mỹ đã cảm ơn các quan chức thực thi pháp luật của Anh và cơ quan tình báo nội địa MI5, cho thấy Anh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện gián điệp này. 

Alan E. Kohler Jr., trợ lý Giám đốc bộ phận phản gián của FBI cho biết: "Sự phản bội này đã gây sốc đối với quân đội và đất nước". Alan E. Kohler Jr. còn cho biết thêm, mẹ của Debbins sinh ra ở Liên Xô (cũ), đây cũng là một lý do khiến anh này quan tâm đến Nga. Trong một lần công tác ở Nga, Debbins đã gặp vợ mình tại thành phố Chelyabinsk và họ kết hôn vào năm 1997. Bố vợ của Debbins cũng là một sĩ quan quân đội Nga.

Ảnh chụp qua video cho thấy Ching Ma đang đếm tiền sau khi nhận từ một nhân viên FBI đóng giả tình báo Trung Quốc.

Cáo trạng khẳng định, Debbins được tình báo Nga tuyển dụng lần đầu vào năm 1996 khi đang học ở Nga. Khi đó, Debbins đã nói với các đặc vụ Nga rằng anh là một "người con của Nga" và dự định gia nhập quân đội Mỹ. Sau đó, anh ta đã gặp các nhân viên tình báo Nga tại một căn cứ quân sự ở Nga, và ký vào một tuyên bố rằng anh ta muốn "phục vụ nước Nga". 

Tình báo Nga đã đặt cho Debbins biệt dành  là Ikar Lesnikov. Trở về Mỹ năm 1998, Debbins gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp Đại học Minnesota. Trong chuyến công tác ở Hàn Quốc một năm sau đó, Debbins quay trở lại Nga và gặp gỡ các nhân viên tình báo của cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU). 

Lúc này, Debbins tỏ ý muốn rời bỏ quân ngũ nhưng tình báo Nga khuyến khích anh trở lại. Cũng tại cuộc gặp này, người Nga đã nghi ngờ Debbins là gián điệp của tình báo Mỹ. Debbins phủ nhận mọi cáo buộc, khẳng định yêu và cam kết với Nga; thậm chí còn đồng ý thực hiện một cuộc kiểm tra nói dối…

Năm 2003, Debbins lại đến Nga và gặp gỡ tình báo GRU, được đào tạo cách dùng máy ghi âm và được tặng quà là một chai rượu cognac và bộ quân phục Nga. Năm 2005, do vi phạm an ninh ở Azerbaijan, Debbins được giải ngũ trong danh dự. 

Năm 2008, anh ta một lần nữa lên đường đến Nga, cung cấp thông tin chi tiết về sứ mệnh và hoạt động của đơn vị mình tại  Azerbaijan và Georgia. Debbins nói với người Nga tại một thời điểm rằng anh tiết lộ các chi tiết vì "tức giận và cay đắng" về thời gian của mình trong quân đội và rằng Mỹ cần phải "cắt giảm quy mô bành trướng của mình". Từ năm 2005-2010, Debbins sống ở Minnesota và làm việc cho một công ty Ukraine.

Trả lời báo giới, G. Zachary Terwilliger, luật sư tại quận Đông Virginia cho biết, Debbins đến Nga lần cuối vào năm 2010, nhấn mạnh với những người quản lý của mình rằng anh ta muốn theo đuổi công việc kinh doanh ở đó nhưng những người tiếp tay cho anh ta đã khuyến khích anh kiếm việc làm với Chính phủ Mỹ. 

Nguồn tin khác từ CNN khẳng định, trong các vụ gián điệp nổi tiếng trước đây, FBI và CIA đã dựa vào các điệp viên ở nước ngoài hoặc những kẻ đào ngũ để vạch trần các nhân viên tình báo Nga đang làm việc tại Mỹ hoặc những người Mỹ làm việc cho Nga.

Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là Robert Hanssen, một cựu điệp viên FBI đã cung cấp cho Nga một lượng lớn thông tin nhạy cảm, bao gồm tên của các điệp viên Nga làm việc cho Mỹ và các nguồn tin tình báo Mỹ khác, một số người trong số họ sau đó đã bị hành quyết.

"Khi cung cấp thông tin tuyệt mật cho các đối thủ nước ngoài của chúng tôi, những người như Debbins đã phản bội lại những lời thề mà họ thề với đất nước của họ và đơn vị họ công tác. Theo Đạo luật gián điệp, Debbins bị buộc tội cung cấp thông tin quốc phòng cho những người không có quyền nhận thông tin đó. Anh ta có thể đối mặt với án tù chung thân", G. Zachary Terwilliger nói.

Cựu sĩ quan CIA làm việc cho Trung Quốc

Vụ việc Debbins được phát hiện chỉ một tuần sau khi một công dân Trung Quốc bị cáo buộc làm gián điệp.

Tờ South China Morning Post cho hay, Alexander Yuk Ching Ma (67 tuổi), một cựu sĩ quan CIA sinh ra ở Hong Kong đã bị cáo buộc âm mưu truyền thông tin quốc phòng để hỗ trợ chính phủ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc. 

Tài liệu của FBI cho biết hoạt động gián điệp của Ching Ma bắt đầu vào năm 2001, khi ông này và người thân sống ở Los Angeles gặp các đặc vụ Trung Quốc trong phòng khách sạn Hong Kong. Bắt đầu từ đây và kéo dài hơn một thập kỷ, Ching Ma đã làm việc với một người họ hàng, cũng là một cựu sĩ quan tình báo, để cung cấp thông tin tình báo tối mật cho những người giao dịch với tình báo Trung Quốc.

Khi bị thẩm vấn, Ching Ma cho hay ông muốn "quê hương" thành công và khai thêm rằng, người họ hàng là nhân viên tình báo nay nay cũng đã 85 tuổi, sức khoẻ yếu, bị suy nhược cơ thể. Các bằng chứng mà FBI thu thập được cho thấy, trong nhiều năm, Ching Ma đã được trả 50.000 USD tiền mặt cho những thông tin mà mình cung cấp. 

Đây đều là những thông tin tối mật và việc tiết lộ trái phép đã gây ra "thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng" cho an ninh quốc gia. John Demers, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp về an ninh quốc gia nhận định: "Dấu vết của hoạt động gián điệp Trung Quốc còn dài và đáng buồn thay, là những cựu sĩ quan tình báo Mỹ đã phản bội đồng nghiệp, đất nước của họ".

Debbins phải hầu toà ngày 24-8 và đối mặt với án tù chung thân. ảnh: Reuters.

CNN cho hay, Ching Ma không làm việc với CIA trong thời gian bị cáo buộc phạm tội gián điệp. Ông đã nghỉ việc tại cơ quan này năm 1989. Nhưng để có được quyền truy cập vào những thông tin nhạy cảm hơn, năm 2004, ông gia nhập FBI ở Honolulu với tư cách là nhà ngôn ngữ học theo hợp đồng phiên dịch tiếng Trung. 

Trong thời gian làm việc cho văn phòng FBI ở Honolulu, Ching Ma đã chụp ảnh các tài liệu dịch thuật, chuyển các tệp liên quan đến nghiên cứu hệ thống vũ khí vào đĩa CD và xóa các tài liệu có dấu phân loại mật khỏi "tài khoản an toàn" của FBI. 

Ching Ma còn phối hợp với các nhân viên tình báo Trung Quốc để các định những nhân viên tình báo Mỹ hoạt động ở Trung Quốc. Trong một số lần, Ching Ma được cho là đã đến Trung Quốc để gặp gỡ và mang về hàng nghìn USD tiền mặt kèm "những món quà đắt tiền". Năm 2006, Ching Ma sắp xếp để vợ mình đến Thượng Hải gặp gỡ các nhân viên tình báo Trung Quốc và giao cho họ một máy tính xách tay.

Vụ bắt giữ Ching Ma được tiến hành chỉ hai ngày sau khi ông gặp một nhân viên FBI đóng giả là một nhân viên tình báo Trung Quốc. Trong các cuộc gặp với nhân viên FBI đóng giả này, Ching Ma thừa nhận đã cung cấp cho tình báo Trung Quốc tất cả các thông tin và bày tỏ lo ngại về những đơn tố cáo với nguy cơ bị phát hiện. 

Eli Miranda, người đứng đầu các hoạt động của FBI ở Honolulu, cho biết những vụ việc như vậy "rất phức tạp và mất nhiều năm nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ để đưa ra kết luận" và rằng cả văn phòng đã sốc khi biết thông tin về Ching Ma.

Các tờ báo của Mỹ bình luận, hoạt động gián điệp đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, ngày càng nổi bật trong mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài phát biểu vào hôm 7-7, Giám đốc FBI Christopher Wray gọi mối nguy hiểm phản gián điệp kinh tế và tình báo từ Trung Quốc là "mối đe dọa lâu dài nhất" đối với thông tin và sở hữu trí tuệ của Mỹ. 

Ông Wray cay đắng thừa nhận, khoảng một nửa trong số 5.000 trường hợp phản gián đang hoạt động của cục có liên quan đến Trung Quốc. Mặc dù không cung cấp bằng chứng chi tiết, chính quyền Washington đã cáo buộc quân đội Trung Quốc cố gắng đánh cắp nghiên cứu của Mỹ. Đây cũng là cơ sở cho quyết định hồi tháng 7 của Washington khi ra lệnh cho Bắc Kinh đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston.

Chi Anh

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文