Gian nan cuộc chiến tìm kiếm công lý của nạn nhân nô lệ thời hiện đại ở Anh

15:33 12/09/2019
Nancy Esaguwa, một phụ nữ Nigeria, là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại ở Anh cho biết, sau 5 năm được giải cứu, cuộc sống của cô vẫn hết sức tồi tệ. Cô đang bước vào một cuộc chiến pháp lý mới đầy gian nan để tìm kiếm cơ hội cho chính mình.


"Tôi đã được tự do nhưng cuộc sống vẫn là chuỗi ngày bế tắc"

Nancy Esaguwa cho biết, 10 năm trước, cô bị một đường dây buôn người bán sang Anh. Tại đây, cô bị giam giữ như một nô lệ và buộc phải làm việc cho một gia đình ở Bedfordshire, thường xuyên bị đánh đập và không được trả lương. Niềm hy vọng duy nhất của Nancy Esaguwa là một ngày nào đó được tự do. 

"Giờ đây, tôi đã được tự do nhưng cuộc sống vẫn là chuỗi ngày bế tắc, tuyệt vọng như thời điểm bị điều khiển bởi những kẻ buôn người", Nancy Esaguwa nói. Ngay sau khi cô được Bộ Nội vụ xác định là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại vào năm 2014, Esaguwa đã bị bỏ lại mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào. 

Cô từng phải lang thang trên đường phố, sống cuộc sống của người vô gia cư, đối mặt với những cơn đói, nạn bạo lực và tấn công. Bộ Nội vụ đã từ chối đơn xin tị nạn của cô. Esaguwa hiện đang sống trong nỗi sợ hãi phải đối mặt với việc bị giam giữ hoặc bị đưa trở lại Nigeria - nơi mà những kẻ buôn người nói rằng sẽ giết hại nếu cô quay trở lại.

Esaguwa cho biết, cô cũng từng được đưa đến nơi ở không an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tâm thần, nhiều lần cô muốn tìm đến cái chết. "Những người đàn ông trong ngôi nhà tôi ở nghĩ tôi và một số phụ nữ bị buôn bán khác là gái mại dâm. Chúng tôi liên tục bị quấy rối và phải nghe lời đề nghị khiếm nhã", Esaguwa nói.

Câu chuyện của Esaguwa không phải là trường hợp cá biệt về nạn nhân nô lệ thời hiện đại. Bộ Nội vụ đang phải chịu áp lực ngày càng tăng để cải thiện chính sách với nạn nhân của chế độ nô lệ. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền nói rằng, hàng ngàn nạn nhân của chế độ nô lệ đang bị bỏ rơi, thiếu sự bảo vệ và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.

Esaguwa đã quyết định đứng lên đấu tranh. Cô nộp đơn kiện, đề nghị tòa án xem xét việc Bộ Nội vụ từ chối đơn xin ở lại cũng như quyền tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần của cô. Thực tế cho thấy, chỉ có 12% nạn nhân nộp đơn xin ở lại Anh được chấp thuận. 

"Mọi người nghĩ rằng, khi thoát khỏi chế độ nô lệ thì đó là một kết thúc có hậu nhưng không hẳn như vậy. Mặc dù chính phủ đã chấp nhận tôi là nạn nhân của chế độ nô lệ nhưng họ chỉ xem tôi là một vấn đề nhập cư mà thôi", Esaguwa nói. Nancy Esaguwa cho biết thêm, cô cảm thấy tình trạng cuộc sống, nhu cầu của bản thân về việc cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đến.

Esaguwa chia sẻ, nếu không được ở lại Anh, cô không biết sẽ làm gì và tương lai ra sao.

Cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết

Esaguwa cho biết, cuộc chiến pháp lý của cô có sự cổ vũ, hậu thuẫn rất lớn từ mạng lưới "Survivor Alliance", một chương trình được tài trợ bởi  "Rights Lab" thuộc Đại học Nottingham. "Survivor Alliance" ở West Yorkshire hiện có 53 thành viên, tập hợp những người từng trải qua cuộc sống nô lệ ở Anh.

"Trong nhiều năm, tôi không tìm được người giúp đỡ mình. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, những người cùng cảnh ngộ phải chung tay giúp đỡ lẫn nhau. Chính "Survivor Alliance" đã mang lại sức mạnh cho tôi. Khi trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người, bạn bị cô lập và lòng tự trọng bị phá hủy. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của "Survivor Alliance", tôi đã tìm thấy sự đồng cảm. Đó là một cộng đồng đoàn kết. Nếu làm việc cùng nhau, chúng tôi sẽ đi xa hơn so với làm việc riêng lẻ", Esaguwa cho hay.

Ngoài việc hỗ trợ Esaguwa trong cuộc chiến pháp lý, "Survivor Alliance" bắt đầu chiến dịch vận động thay đổi chính sách bảo vệ nạn nhân nô lệ thời hiện đại. "Chúng tôi đang tìm cách lấp đầy những khoảng trống mà các tổ chức từ thiện, các cơ quan chính phủ không thể giải quyết. Chúng tôi biết rõ những gì mình cần. Hiện tại, rất nhiều tổ chức từ thiện nói rằng, họ sẽ giúp đỡ những người sống sót nhưng không ai trong số chúng tôi cảm thấy được lắng nghe hoặc nhận được sự hỗ trợ", một nạn nhân của nạn buôn người, thành viên của "Survivor Alliance" nói.

Một điều phối viên của "Survivor Alliance" nói rằng, nạn nhân nô lệ thời hiện đại thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này nhưng đang thiếu vắng cơ chế, chính sách bảo vệ, hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu của các nạn nhân. Esaguwa chia sẻ, nếu không được ở lại Anh, cô không biết sẽ làm gì và tương lai ra sao. 

"Sức khỏe tinh thần của tôi ngày càng xấu và tôi rất sợ phải trở lại Nigeria. Tôi muốn làm điều gì đó tốt hơn cho bản thân và những người đã phải trải qua thời gian tồi tệ tương tự. Tôi vẫn phải tin rằng, cuộc sống phía trước sẽ tốt hơn. Cuộc chiến pháp lý lần này là cơ hội cuối cùng và tôi không thể bỏ cuộc", Esaguwa nói.

Mạnh Tường (tổng hợp)

Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế, ANTT P4G/Bộ Công an (Tiểu ban) đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.

Theo Reuters, vụ tai nạn diễn ra vào chiều 10/4 (giờ địa phương) khiến toàn bộ 6 người trên chiếc trực thăng thiệt mạng. Các nhân chứng cho biết, trước khi rơi xuống sông Hudson, trực thăng có dấu hiệu mất kiểm soát và tách rời giữa không trung.

Với tinh thần khẩn trương "vừa chạy, vừa xếp hàng", chỉ trong thời gian ngắn, việc tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ từ các sở, ngành đã được Công an TP Hà Nội triển khai khẩn trương, quyết liệt; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, không làm ảnh hưởng tới việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân. Qua đó, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô thật sự tinh gọn, mạnh; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngày 10/4, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước; mục tiêu đặt ra là khởi công xây dựng cầu Mã Đà trong tháng 6 bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh; hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong tháng 12 năm nay.

“Họ (LĐBĐ Hàn Quốc) đưa tôi một tờ A4 gọn lỏn. Tôi bảo họ hãy soạn hợp đồng tử tế đi vì HLV nước ngoài được ký hợp đồng đàng hoàng còn mình thì không. Họ đáp lại: Có cần phải phức tạp thế không”, sự thiếu tôn trọng đến từ LĐBĐ Hàn Quốc như một cú tát vào lòng sĩ diện của ông Park Hang Seo - tân Phó Chủ tịch của chính tổ chức này hiện tại. 

Cùng với việc đẩy mạnh tổ chức các cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm, trong những năm gần đây, văn học, nghệ thuật về lực lượng CAND phát triển ngày càng sâu rộng, thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ trong và ngoài lực lượng CAND tham gia sáng tác.

Nam bệnh nhân 51 tuổi ở Hà Nội tử vong do mắc sởi có nhiều bệnh nền, khi nhập viện đã biến chứng viêm phổi rất nặng, shock nhiễm khuẩn, phải lọc máu và chạy ECMO.

Tối 10/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Mai Văn Dưỡng (SN 1986, trú thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, chủ TikToker  Dưỡng Dướng Dường - @duongduongduong_xongnha) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO tiền thân là Viện cơ giới hóa và Công nghệ xây dựng, được thành lập ngày 16/4/1979. Trong suốt 46 năm xây dựng và phát triển, CONINCO đã trở thành một trong những thương hiệu tư vấn hàng đầu, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong phạm vi trong nước và quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文