Hà Lan: Cảnh giác với nguy cơ tấn công khủng bố

20:50 09/01/2019
Theo người phát ngôn văn phòng công tố Rotterdam, ông Ernst Pols cho biết, 4 đối tượng tình nghi là thành viên của 1 tổ chức khủng bố phải hầu tòa trong ngày 31-12-2018.


Và còn quá sớm để cung cấp chi tiết về bất kỳ kế hoạch nào liên quan tới vụ tấn công hay mục tiêu cụ thể do những đối tượng kể trên định tiến hành. Vụ xét xử hôm 31-12-2018 nhằm xác định xem việc bắt giữ 4 đối tượng này có được tiến hành đúng thủ tục hay không. 

Theo giới truyền thông, 4 đối tượng kể trên trong độ tuổi từ 20 đến 30, bị cảnh sát chống khủng bố bắt hôm 29-12-2018 ở thành phố Rotterdam (Hà Lan). Cảnh sát xác định, 4 đối tượng này có lý lịch "không thuộc các nước phương Tây". 

Theo giới truyền thông Hà Lan, 1 trong số 4 đối tượng bị bắt có gốc gác Syria. Cảnh sát cho biết, họ đã đột kích 1 số địa điểm và tịch thu laptop cùng vài thiết bị, nhưng không có chất nổ hay thiết bị chế tạo bom nào được tìm thấy trong cuộc truy bắt này.

Cảnh sát Hà Lan truy bắt nghi can khủng bố.

Động thái này diễn ra sau khi các nhà điều tra Hà Lan tìm thấy một khối lượng lớn nguyên vật liệu chế tạo bom hôm 28-9-2018. Và nhiều khả năng những nguyên liệu này được dùng trong âm mưu đánh bom của 7 đối tượng khủng bố bị bắt trước đó. 

Các công tố viên Hà Lan cho biết, 7 nghi can (ở độ tuổi từ 21 đến 34) bị bắt tại 2 thành phố Arnhem và Weert, vì lên kế hoạch tấn công quy mô lớn bằng lựu đạn, súng tự động và đai gắn chất nổ.

Theo cơ quan công tố Hà Lan, các nghi can kể trên đang tìm súng AK-47, súng ngắn, lựu đạn, đai thuốc nổ và nguyên vật liệu để chế tạo bom. Và nghi phạm cầm đầu là người Iraq, 34 tuổi, từng bị cáo buộc gia nhập IS. 

Trước đó (1-9-2018), hãng Reuters cho biết, thanh niên 19 tuổi người Afghanistan, có giấy phép định cư tại Đức, bị cảnh sát bắn tại nhà ga trung tâm Amsterdam hôm 31-8-2018, do dùng dao đâm 2 người Mỹ và có động cơ khủng bố. 

Giới truyền thông dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Hà Lan cho biết, đã chuyển hướng điều tra vụ tấn công bằng dao tại nhà ga trung tâm Amsterdam hôm 31-8-2018 theo hướng tấn công khủng bố. "Chúng tôi đang nghiêm túc tính đến khả năng có động cơ khủng bố trong vụ này”, người phát ngôn cảnh sát Amsterdam, ông Frans Zuiderhoek cho biết tại cuộc họp báo. 

Trước đó, ông Rob van der Veen, một người phát ngôn khác của cảnh sát Amsterdam tuyên bố, cảnh sát tính đến mọi kịch bản và không loại trừ khả năng đây là vụ tấn công khủng bố. Đại sứ Mỹ tại Hà Lan Pete Hoekstra cho biết, cả 2 nạn nhân bị thương trong vụ đâm dao ở nhà ga trung tâm thủ đô Amsterdam, Hà Lan đều là công dân Mỹ - họ là khách du lịch bị nạn khi đang thăm thành phố. 

Theo giới truyền thông, cảnh sát đã phong tỏa 2 sân ga tại ga Trung tâm Amsterdam sau vụ tấn công bằng dao hôm 31-8-2018, thay vì phải sơ tán toàn bộ nhà ga và ngừng mọi hoạt động vận chuyển đường sắt như thông báo trước đó.

Cảnh sát Hà Lan tăng cường an ninh.

Trong tuyên bố đưa ra hôm 23-7-2018, công tố viên Hà Lan cho biết, cảnh sát đã bắt 2 đối tượng (đều mang quốc tịch Maroc) bị nghi ngờ lên kế hoạch tấn công khủng bố. Vụ bắt giữ được tiến hành dựa trên thông tin của Tổng cục Tình báo và an ninh Hà Lan. Hai nghi phạm phải xuất hiện tại tòa án Rotterdam lần đầu tiên vào ngày 19-9-2018 bởi chúng đã nói chuyện về kế hoạch tấn công vào các cơ sở an ninh ở Hà Lan. 

Được biết, 2 tên này đã gửi bức ảnh của một đồn cảnh sát ở Rotterdam cho nhau để xác định mục tiêu tấn công. Giới chức Hà Lan cũng từng tăng cường an ninh xung quanh khu vực các tổ chức truyền thông sau khi xảy ra vụ xe tải cố ý lao vào trụ sở của tòa soạn De Telegraaf, tờ báo bán chạy nhất Hà Lan. 

Thủ tướng Mark Rutte đã lên án vụ tấn công này. Hơn 1 năm trước (14-12-2017), hai vụ đâm dao đã xảy ra tại thành phố Maastricht ở tỉnh Limburg, miền Nam Hà Lan khiến 2 người thiệt mạng. Khi đó tờ De Limburger cho biết, vụ đâm dao đầu tiên xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 14-12-2017 (theo giờ địa phương) tại phố Botsaart thuộc quận Malpertuis. 

Vụ thứ hai xảy ra cách đó vài trăm mét ở phố Joseph Postme thuộc quận Caberg. Theo lời kể của các nhân chứng, họ nghe thấy tiếng la hét lớn khi xảy ra vụ việc và cảnh sát khi đó chưa xác định được 2 vụ tấn công kể trên có liên quan với nhau hay không.

*Mấy ngày trước (29-12-2018), cảnh sát Đức đã bắt 1 người đàn ông Syria, 26 tuổi tại thị trấn Mainz, và vụ bắt giữ diễn ra theo yêu cầu dẫn độ của giới chức Hà Lan. Được biết, người đàn ông này bị truy nã ở Hà Lan, vì bị nghi ngờ đang chuẩn bị tiến hành tấn công khủng bố. Theo thông báo của cảnh sát bang Rheinland-Palatinate, nghi phạm bị bắt ở thị trấn Mainz và cảnh sát Đức đã thông báo cho cảnh sát Hà Lan về trường hợp này. 

Trịnh Huyền My

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文