Hành trình lừa đảo hàng trăm nông dân nghèo của cặp đôi mạo danh Thanh tra Chính phủ

16:00 24/06/2015
Mặc dù chỉ học hết lớp 12, không công ăn việc làm, nhưng thông qua một người bạn quê tận Nghệ An, cặp đôi hoàn hảo đến từ Bắc Giang đã nắm bắt được nhu cầu muốn ra nước ngoài làm việc của hàng trăm con em nông dân nghèo nên đã mạo danh là Thanh tra Chính phủ, có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động với chi phí thấp.

Bằng chiêu bài này, trong thời gian ngắn, chúng đã khiến hàng trăm gia đình rơi vào cảnh lao đao, lừa chiếm đoạt thành công gần 2 tỷ đồng và hàng trăm đô la rồi cao chạy xa bay.

Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển Viện Kiểm sát cùng cấp để truy tố hai đối tượng Ngô Thu Lý (SN 1993) và Giáp Văn Trung (SN 1978), cùng trú tại thôn Lý, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Trong thời gian từ cuối năm 2011 đến tháng 3/2014, cặp đôi này đã mạo danh Thanh tra Chính phủ, sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo nhiều người dân đi xuất khẩu lao động tại các tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn và Bắc Giang. Sau khi chiếm đoạt được tiền, chúng đã bỏ trốn.

Mạo danh Thanh tra Chính phủ để lừa đảo

Chuyện bắt đầu từ năm 2010, khi Giáp Văn Trung rời quê Bắc Giang vào Nghệ An làm công nhân thi công công trình khách sạn Mường Thanh tại thị trấn huyện Diễn Châu, dưới danh nghĩa là công nhân của Công ty AnPa Hà Nội.

 Tại đây, Trung quen biết với một người làm cùng là Chu Ngọc Lâm (SN 1979), trú xã Tiến Thành, huyện Yên Thành và qua Lâm, Trung biết được thông tin có nhiều người ở quê muốn đi sang nước ngoài lao động nhưng phần vì chi phí quá cao, phần nữa do không biết công ty môi giới nên đành bất lực. 

Trong một lần về Hà Nội họp công ty, tình cờ Giáp Văn Trung gặp đồng hương là Ngô Thu Lý. Lý vốn là dân lao động tự do, khi ở quê hết mùa thì rời xa chồng con xuống Hà Nội tìm kiếm công việc theo mùa vụ, công việc chủ yếu là phiên dịch bởi Lý có biết một ít tiếng Trung trong thời gian lao động ở Trung Quốc trước khi lấy chồng. 

Đối tượng Giáp Văn Trung và đối tượng Ngô Thu Lý.

Sau thời gian ngắn quen biết nhau, Trung và Lý đã nhanh chóng trở thành cặp đôi. Khi nghe Trung kể về chuyện biết nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động, Lý đã vồn vã cho biết, mình có quen biết với một số người có khả năng bảo lãnh để đưa người sang các nước Canada và Hàn Quốc với chi phí thấp, từ 5.000 – 7.000 USD mỗi trường hợp. Lý cũng không quên cho Trung biết, nếu mỗi trường hợp đi trót lọt, phần “hoa hồng” mà cặp đôi này thụ hưởng sẽ là 300 – 500 USD, tùy từng nước sẽ đến. 

Trở lại Nghệ An, Giáp Văn Trung trao đổi với Chu Ngọc Lâm, với mức phí cho mỗi người nếu đi làm việc ở Hàn Quốc sẽ là 10.000 USD và đi Canada là 11.000 USD, với mục đích để cắt phần chênh lệnh so với mức phí mà Lý đưa ra. Tin tưởng, Lâm đã về quê nhờ người tìm kiếm những lao động muốn xuất cảnh để giúp đỡ. 

Để làm tin, Trung và Lý đã đưa cho Lâm các loại giấy tờ liên quan như phiếu thu, hợp đồng lao động và thông báo tuyển dụng bằng tiếng Việt, có đóng dấu đỏ của Bộ Lao động các nước Canada, Hàn Quốc và Tập đoàn điện tử Samsung - Hàn Quốc, Công ty cổ phần Nhân lực và Thương mại Phương Đông - Cannada và một số giấy tờ khác. 

Sau này, qua giám định cũng như khai nhận của các đối tượng tại cơ quan điều tra thì tất cả những loại giấy tờ này đều do Ngô Thu Lý nhờ người làm giả để chiếm dụng lòng tin của người lao động. Thậm chí, để người dân yên tâm giao tiền, Trung bố trí cho Lâm gặp Ngô Thu Lý và giới thiệu là cán bộ cao cấp của Thanh tra Chính phủ. Từ đấy, Lâm đi khắp các vùng quê của các huyện Yên Thành và Diễn Châu, khẳng định có người của Chính phủ bảo lãnh nên nhân dân rất yên tâm.

Chân dung cặp đôi lừa đảo hoàn hảo

Nhiều trường hợp bắt đầu giao tiền cho Lâm và toàn bộ số tiền nhận được, Lâm đều giao lại cho Trung. Mỗi đợt nhận được tiền như vậy, Trung lại bay về Hà Nội gặp Lý và cặp nhân tình này bắt đầu hú hí bằng những chuyến đi chơi, nghỉ dưỡng từ chính tiền của người lao động. Hồ sơ liên quan, chúng thẳng tay vứt vào sọt rác mà không hề ăn năn, bối rối, bởi chúng thừa biết đó là hồ sơ giả, không có giá trị pháp lý, nếu giữ lại cũng chẳng có giá trị gì. 

Vì tin tưởng vào lời hứa hão là sau 3 tháng kể từ ngày nộp tiền, người dân sẽ được xuất cảnh nên hàng chục người đã vay ngân hàng, bán gia sản gom góp tiền nộp cho “cán bộ” Thanh tra Chính phủ. Đến tháng 6/2013, tổng số tiền mà người dân huyện Yên Thành giao cho Giáp Văn Trung và Ngô Thu Lý thông qua Chu Ngọc Lâm là 309.700 USD và trên 800 triệu đồng tiền mặt. 

Tuy nhiên, sau thời gian này, nhiều người chưa thấy được xuất cảnh, đã gây sức ép, buộc Lý và Trung phải nhờ thêm hai người bạn nữa về xã Tiến Thành, huyện Yên Thành tổ chức cuộc họp với đầy đủ các “nạn nhân” để trấn an. 

Tại cuộc họp, Trung giới thiệu với mọi người, Lý là cán bộ Thanh tra Chính phủ, còn hai người bạn của Trung đang làm tại Công ty Samsung và là cán bộ của Bộ Ngoại giao. Lý do chậm bay mà nhóm người này đưa ra là do ảnh hưởng của máy bay rơi tại Malaisia, chúng cũng đưa ra bản thông báo lịch bay sau 2 tháng nữa. Trong thời gian chờ bay, người lao động sẽ được phía công ty trả 70% lương. Ngay sau đó, Ngô Thu Lý đã đưa cho Chu Ngọc Lâm 130USD và 100 triệu đồng tiền mặt để “trả lương” trấn an lao động.

Tuy nhiên, sau thời gian này, Lý và Trung lại tiếp tục đưa ra chiêu bài hoãn bay, đồng thời yêu cầu người lao động phải nộp thêm tiền “chống trốn” để xuất cảnh vào cuối tháng 4/2014. Do đã lỡ nộp tiền, lại muốn được đi xuất khẩu lao động nên nhiều người đã nộp thêm tiền để tiếp tục hi vọng. Để kéo dài thêm thời gian, ngày 28/3/2014, Lý và Trung yêu cầu các lao động phải đến học định hướng trước khi xuất cảnh tại trường 10 Bộ Quốc phòng, địa chỉ 101 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Đến tháng 3/2014, quá mệt mỏi với các chiêu trò này, người lao động đã đồng loạt làm đơn tố giác đến cơ quan Công an và hai tháng sau đó, lần lượt Ngô Thu Lý, Giáp Văn Trung và Chu Ngọc Lâm đều bị bắt giữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Quá trình điều tra, Công an Nghệ An làm rõ, Trung còn sử dụng các giấy tờ do Lý cung cấp để trực tiếp “tuyển” thêm được 7 người lao động ở các tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Giang, với tổng số tiền thu được là 19.500 USD và 372 triệu đồng tiền mặt. Tổng cộng, cặp đôi mạo danh Thanh tra Chính phủ này đã lừa đảo, chiếm đoạt của hơn 100 lao động ở hai huyện Yên Thành và Diễn Châu thông qua Chu Ngọc Lâm là 311.500 USD và 490.580.000 đồng tiền mặt.

Ngoài ra, quá trình thụ lý vụ án, cơ quan CSĐT còn phát hiện và làm rõ, Ngô Thu Lý còn tham gia vào việc lừa “chạy” việc vào các cơ quan nhà nước và đi du học nước ngoài để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Cụ thể, Lý cho biết mình đã “nổ” với Trung và Lâm rằng mình có một số chỉ tiêu vào công chức Nhà nước và một số suất đi du học ở Đức và Mỹ, nếu ai có nhu cầu sẽ giúp đỡ. 

Tin lời, Chu Ngọc Lâm đã liên hệ với 4 người ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Đoài (huyện Diễn Châu) và một trường hợp ở huyện Ý Yên (Nam Định) để xin cho con cái vào làm việc tại Cục Thuế Hà Nội, giáo viên biên chế và đi du học tại Mỹ. Tổng số tiền mà Lý nhận từ 4 nạn nhân này là 7.700 USD và 517 triệu đồng tiền mặt. 

Để tạo lòng tin, Lý đã tạo ra cái gọi là “Quyết định về việc hợp đồng làm việc lần đầu đối với viên chức” gửi cho các nạn nhân và bảo chờ cơ quan gọi. Nhưng sau nhiều tháng ngóng tin không thấy, người nhà tìm đến tận nơi hỏi thì mới hay, các cơ quan liên quan trong văn bản cho biết, họ không hề ban hành các công văn nói trên. Tổng cộng, trong vụ án này có hơn 100 bị hại với tổng số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt là 336.900 USD và gần 2 tỷ đồng.

Vinh Thành

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文