Hành trình tìm lại chính mình của người tị nạn chuyển giới ở Hy Lạp

16:53 19/07/2018
Những người chuyển giới tị nạn đầu tiên ở Hy Lạp đã được một tòa án phán quyết đồng ý cho phép xác định lại giới tính. Đây được coi là quyết định mang tính đột phá, giúp người chuyển giới bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở Hy Lạp.

Những quyết định khó khăn

Natasha là một phụ nữ chuyển giới, một người tị nạn Pakistan ở Hy Lạp. Cô cũng là phụ nữ chuyển giới tị nạn đầu tiên nộp đơn xin sửa lại nhận dạng giới tính tại Hy Lạp. Natasha cho biết, cô quyết định tìm lại chính mình khi gần đây, luật pháp Hy Lạp cho phép sửa đổi giới tính và tên trong các giấy tờ tùy thân.

Gabi, một phụ nữ chuyển giới người Tunisia ngồi ngay cạnh và nắm tay Natasha. Gabi cũng là phụ nữ chuyển giới tị nạn ở Hy Lạp. Khi Natasha quyết định nộp đơn sửa đổi giới tính, Gabi rất hoài nghi. Cô không chắc mình có muốn làm điều tương tự như Natasha hay không. Bây giờ, Gabi biết chắc mình nên làm gì. 

"Tôi quyết định từ bỏ tất cả để đến Hy Lạp. Tôi gặp nhiều vấn đề rắc rối vì giới tính và tên thật của mình. Tôi không thể sống với cái tên và giới tính ấy. Tôi cần phải thay đổi", Gabi nói với phóng viên tờ DW (Đức).

Natasha là phụ nữ chuyển giới tị nạn đầu tiên nộp đơn xin sửa lại nhận dạng giới tính tại Hy Lạp.

Quyết định đến Hy Lạp không dễ dàng với Gabi. Ở Tunisia, cô phải đối mặt với sự quấy rối diễn ra hàng ngày. Gabi bỏ học giữa chừng vì giáo viên và bạn bè luôn lấy cô làm trò đùa. Cô không được các thành viên trong gia đình chấp nhận. Gabi bỏ nhà đi năm 18 tuổi. 

"Một lần, khi tôi đang ngồi trong xe taxi, nhân viên cảnh sát dừng xe và yêu cầu kiểm tra chứng minh nhân dân. Khi đọc phần giới tính "nam" ghi trên giấy tờ tùy thân, nhân viên cảnh sát đã bắt tôi. Tôi bị giam giữ, đánh đập và tra tấn trong bảy ngày. Tôi bị kết án một năm tù giam. Với sự giúp đỡ của mẹ, tôi đã được giảm án xuống còn hai tháng", Gabi kể lại.

Sau khi được trả tự do, Gabi quyết định đến Thổ Nhĩ Kỳ. Cô yêu thích cuộc sống ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ở đây, cô cũng phải đối mặt với hành vi quấy rối và lạm dụng tình dục. 

"Đến Hy Lạp là quyết định khó khăn nhất mà tôi phải lựa chọn. Một ngày, tôi tự hỏi mình sẽ tiếp tục cuộc sống như hiện tại hay sống cuộc sống mà mình thực sự mong muốn. Tôi quyết định từ bỏ tất cả để đến Hy Lạp", Gabi nói tiếp. 

Gabi đến đảo Lesbos và được đưa đến Moira. Một vài người tị nạn biết cô là phụ nữ chuyển giới nên đã tổ chức biểu tình và đe dọa cô. Cảnh sát đã giải cứu Gabi và đưa cô đến sống tại khu vực do Cơ quan tị nạn của Liên Hợp quốc cung cấp. 5 tháng sau, Gabi chuyển đến Thessaloniki.

Natasha chạy trốn khỏi Pakistan vào năm 2015 sau khi liên tục phải đối mặt với nạn lạm dụng và quấy rối tình dục. Cô ở lại Thổ Nhĩ Kỳ vài tháng trước khi đến Hy Lạp. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Natasha kiếm sống bằng nghề may. "Tôi sống ở Istanbul. Khi ra ngoài đường, mọi người lạm dụng, đánh đập, lấy trộm giấy tờ tùy thân của tôi. Tôi quyết định chạy trốn sang Hy Lạp", Natasha nói.

Khi đến Hy Lạp, Natasha làm việc cho một nông dân ở Skala Lakonias để kiếm tiền cho hành trình tiếp theo. Tuy nhiên, người nông dân từ chối trả tiền cho cô. 

Cuối cùng, Natasha rời trang trại đến Idomeni, gần biên giới Hy Lạp-Macedonia. Cô đã sống trong trạng thái lo lắng kéo dài cho đến khi gặp một tình nguyện viên người Tây Ban Nha và một bác sĩ tâm thần người Hy Lạp giúp cô đến Thessaloniki.

Gabi nói rằng, cô lạc quan về tương lai của mình ở Hy Lạp.

"Cuối cùng, tôi đã được là chính mình"

Quyết định của tòa án công nhận lại giới tính cho Natasha được đánh giá là bước đột phá về nhân quyền. Aikaterini Georgiadou, luật sư của Liên đoàn Luật sư Hy Lạp, người đại diện pháp lý cho Natasha cho rằng, quyết định này có thể tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới. 

Đối với Natasha, quyết định sẽ giúp cô thay đổi cuộc sống. Cô có thể tự do thể hiện bản thân mình với xã hội. "Tôi thực sự hạnh phúc. Tôi không còn sợ nữa. Cuối cùng, tôi đã được là chính mình", Natasha nói.

Cả Gabi và Natasha hiện định cư tại Thessaloniki - nơi họ cảm thấy an toàn và được cộng đồng chào đón. Cả hai đều là thành viên tích cực của Eclipse - một tổ chức do người dân địa phương và người tị nạn thành lập nhằm cung cấp, hỗ trợ cho người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT.  

"Bây giờ, tôi đã có Eclipse. Đó là một nơi an toàn, đặc biệt đối với những người chuyển giới”, Natasha chia sẻ. "Mọi người ở Eclipse làm bất cứ điều gì mà họ có thể để chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và thoải mái", Gabi nói thêm.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文