Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân có hiệu lực

13:23 05/03/2019
Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.


Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Tuy nhiên, 2 trong số 7 cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. 

Ireland là quốc gia soạn thảo hiệp ước, còn Phần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước. Ngày 11-5-1995, tại thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.

Hiệp ước thường được tóm tắt thành 3 nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.

Chiếu theo hiệp ước, có 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm: Pháp (ký năm 1992), Trung Quốc (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh và Mỹ (1968). 

Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. 

5 nước này thỏa thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.

5 quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng chúng để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả cuộc tấn công hạt nhân hoặc cuộc tấn công quy ước có liên minh với quốc gia có VKHN. 

Tuy vậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Mỹ từng ra chỉ dấu rằng nước này có thể sử dụng VKHN để đáp trả cuộc tấn công phi qui ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng VKHN nhằm đáp trả các cuộc tấn công không quy ước bởi các "nước lưu manh". 

Tháng 1-2006, Tổng thống Pháp Jacques Chirac ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa bằng VKHN cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu manh".

Điều VI và lời nói đầu chỉ ra rằng các nước có VKHN theo đuổi mục tiêu cắt giảm và loại bỏ kho vũ khí của họ. Điều khoản này của hiệp ước cũng kêu gọi tiến đến "một hiệp ước giải giới toàn diện được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và hiệu quả". 

Trong Điều I, các nước có VKHN tuyên bố không "xúi giục các nước không có VKNH tìm cách sở hữu loại vũ khí này". Chủ thuyết tấn công để ngăn chặn và các động thái đe doạ khác có thể được hiểu bởi các nước không có VKHN là hành động xúi giục. 

Điều X công bố rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể rút khỏi hiệp ước nếu họ cảm thấy có những "biến động bất thường", thí dụ như một sự đe doạ hiển nhiên, buộc họ phải đi đến quyết định ấy.

Vì chỉ có rất ít quốc gia đang sử dụng lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng tự nguyện hoàn toàn từ bỏ nhiên liệu hạt nhân, nên trọng tâm thứ ba của hiệp ước là cung ứng cho các quốc gia khác khả năng sản xuất năng lượng hạt nhân, với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để phát triển vũ khí hạt nhân.

Song đối với một vài quốc gia, nguyên tắc này của hiệp ước, cho phép làm giàu urani để sản xuất năng lượng, xem ra là một kẽ hở lớn. Mặc dù hiệp ước dành cho mọi quốc gia quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình, và khi trên thị trường đang có những thiết kế cho nhà máy năng lượng hạt nhân dùng lò phản ứng nước nhẹ sử dụng nhiên liệu urani làm giàu, các quốc gia này cần phải được cấp phép để làm giàu urani hoặc để mua loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế. 

Kiểm soát tiến trình làm giàu urani có thể được xem như là một phần trong biện pháp ngăn cản sự phát triển đầu đạn hạt nhân để nếu nước nào muốn làm điều này thì phải rút lui khỏi hiệp ước. Không quốc gia nào có thể bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi còn bị ràng buộc chịu sự thanh tra của hiệp ước.

Các quốc gia ký kết và hiện duy trì hiệp ước đều có thành tích tốt trong việc tuân thủ hiệp ước. Trong một số khu vực, yếu tố tất cả quốc gia trong vùng đều không có vũ khí hạt nhân giúp mỗi quốc gia đơn lẻ không cảm thấy có nhu cầu phải chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những mong đợi khi hiệp ước được thiết lập.

Ngày này năm xưa

Ngày 5-3-1970 đánh dấu ngày đầu tiên Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân có hiệu lực, sau khi được 43 quốc gia phê chuẩn.

Xuân Trường

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

Ngày 21/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt xoá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán. Đây là đường dây do các đối tượng người nước ngoài, câu kết với các đối tượng người Việt Nam thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文