Indonesia cho phép bắt giam chiến binh hồi hương

09:59 17/07/2017
Các nhà lập pháp Indonesia đang chuẩn bị thông qua một đạo luật cho phép các nhà chức trách bắt giam những công dân trở về nước sau khi tham gia các nhóm chiến binh ở nước ngoài. Ðây là nỗ lực mới nhất của Jakarta để chống lại nguy cơ khủng bố.


Việc thắt chặt các luật chống khủng bố ở nước có đa số dân là Hồi giáo lớn nhất thế giới diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về ảnh hưởng của tổ chức khủng bố IS, và lo ngại tổ chức này đang tìm kiếm một chỗ đứng ở Đông Nam Á do đang mất dần lãnh thổ ở Trung Đông.

"Đạo luật hình sự mới này đã áp dụng nguyên tắc phổ quát, có nghĩa là dù một công dân Indonesia phạm tội ở bất cứ nơi đâu, họ cũng có thể bị pháp luật trừng trị ở Indonesia" - nhà lập pháp Arsul Sani nói - "Họ có thể đối mặt tới 15 năm tù". Các nhà lập pháp cho biết dự luật này có thể sẽ được thông qua vào tháng 9 tới.

Các cơ quan thực thi pháp luật từ lâu đã phàn nàn về sự bất lực trong việc đối phó với những công dân đã ra nước ngoài để gia nhập tổ chức khủng bố IS, sau đó trở về nhà.

Các nhà chức trách tin IS có hàng ngàn người ủng hộ ở Indonesia. Hàng trăm người đàn ông Indonesia, phụ nữ và trẻ em được cho là đã sang Syria trong những năm gần đây, và có khoảng 400 người Indonesia đã gia nhập IS.

Hàng chục người được cho là đã trở lại Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á, với dân số khoảng 600 triệu người, đã phải chịu các cuộc tấn công vũ trang thường xuyên kể từ cuộc tấn công ngày 11-9-2001 vào Mỹ.

Đặc biệt, Philippines và Indonesia đã chứng kiến những cuộc tấn công của các chiến binh tuyên bố trung thành với Al-Qaeda, và gần đây nhất là với IS. Các lực lượng chính phủ ở Philippines đang chiến đấu với các chiến binh liên quan đến IS ở một thị trấn ở miền Nam, nơi người Hồi giáo chiếm đa số, trong hơn một tháng qua.

Ở Indonesia, một vụ tấn công bằng bom tự sát do IS gây ra  tại một trạm xe buýt tháng trước đã giết chết 3 cảnh sát.

Việc Indonesia thắt chặt các luật về an ninh của họ là một phần của một sửa đổi của Tổng thống Joko Widodo đã kêu gọi để đối phó những nguy cơ mới.

Những thay đổi sẽ mở rộng định nghĩa khủng bố và cho lực lượng cảnh sát quyền giam giữ những kẻ tình nghi lâu hơn mà không cần xét xử. Cảnh sát cũng sẽ được trao quyền để bắt giữ những người có giọng điệu kích động hoặc truyền bá tư tưởng cực đoan, cũng như tham gia các khóa huấn luyện bán quân sự hoặc tham gia các nhóm bị cấm.

Người đứng đầu ngành cảnh sát Indonesia Tito Karnavian cho biết an ninh đã được thắt chặt vào cuối tháng 6, trước lễ hội Eid al-Fitr, đánh dấu sự chấm dứt tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo. Ông cho biết, 38 nghi phạm chiến binh đã bị bắt giữ trong những tuần gần đây.

Các nước láng giềng Malaysia và Singapore đã có luật an ninh trong nước rất nghiêm khắc, cho phép tạm giam lâu mà không cần xét xử.

Trước tình hình bạo lực gia tăng ở miền Nam Philippines, các nước Indonesia, Malaysia và Philippines đã khởi động các cuộc tuần tra chung của không quân và hải quân nhằm ngăn chặn các chiến binh vượt qua biên giới giữa các nước.

Gia Huy

Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine trong tuần này nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có mặt, một trợ lý của nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ngày 13/5, một tuyên bố như nhằm thử thách Điện Kremlin thể hiện sự chân thành trong việc tìm kiếm hòa bình.

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.