Interpol hỗ trợ cảnh sát Đông Nam Á chống nạn giấy tờ giả

22:31 17/02/2018
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cảnh sát các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến chống nạn giấy tờ giả và kiểm soát biên giới…


Trong những năm qua, tình trạng sử dụng giấy tờ giả cho hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng ở các quốc gia Đông Nam Á. Các đối tượng triệt để lợi dụng giấy tờ giả để tiến hành khủng bố, lừa đảo, đánh bạc, đặc biệt là để đi lại bất hợp pháp giữa các quốc gia, dẫn đến những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. 

Để khắc phục tình trạng này, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cảnh sát các nước Đông Nam Á trong cuộc chiến chống nạn giấy tờ giả và kiểm soát biên giới…

Trong năm 2017, Interpol đã tổ chức một số khóa tập huấn chuyên sâu dành riêng cho cảnh sát các nước Đông Nam Á để giúp cảnh sát nâng cao năng lực hành pháp với nội dung chủ yếu là xu hướng sử dụng giấy tờ giả trong hoạt động phạm tội hiện nay trên thế giới và tại Đông Nam Á, kiến thức về các thủ đoạn in, làm giả giấy tờ, phương pháp nhận biết, phân tích và giám định giấy tờ giả, kiểm soát biên giới... 

Interpol cũng cử hoặc mời nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này thuộc Tổng hành dinh Interpol hoặc từ Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ đến các nước Đông Nam Á để cập nhật thông tin, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ cho không chỉ cảnh sát mà các lực lượng thực thi pháp luật khác như biên phòng, hải quan… về các kiến thức, kỹ năng phòng chống, điều tra giấy tờ giả. Interpol cũng bố trí để cảnh sát các nước Đông Nam Á cử chuyên gia đến trụ sở Interpol để học tập, trao đổi thông tin.

Sỹ quan Công an Việt Nam tham gia khóa đào tạo về tăng cường an ninh biên giới do Interpol tổ chức.

Một trong những hỗ trợ tích cực của Interpol là đã hướng dẫn cảnh sát các nước Đông Nam Á làm quen và cho phép truy cập, khai thác các tiện ích, thông tin từ Cơ sở dữ liệu về giấy tờ du lịch bị thất lạc hoặc mất cắp của Interpol (SLTD) và Cơ sở dữ liệu về tài liệu hành chính bị mất cắp (SAD). 

SLTD được Interpol thiết lập từ 2002, hiện nay đã có 75.000.000 bản thông tin về các loại giấy tờ du lịch bị thất lạc hoặc mất cắp được cập nhật thường xuyên từ 175 nước trên thế giới. 

Với sự kết nối SLTD, cảnh sát có thể phát hiện và ngăn chặn ngay đối tượng sử dụng giấy tờ giả từ cửa khẩu hoặc biên giới, không cho đối tượng có cơ hội lọt vào nội địa để hoạt động phạm tội. 

SLTD và SAD cũng là công cụ hữu hiệu giúp cảnh sát các nước Đông Nam Á thực hiện so sánh, giám định, truy nguyên được nguồn gốc giấy tờ nghi giả hoặc xác định nhanh được đối tượng tình nghi trong quá trình điều tra các vụ việc có dấu hiệu hình sự. 

Ngoài ra, cảnh sát các nước Đông Nam Á có thể trực tiếp cập nhật thông tin cho SLTD và SAD bằng cách gửi các thông tin liên quan về các giấy tờ du lịch bị làm giả hoặc đánh cắp (như thẻ cư trú, hộ chiếu, giấy thông hành…) và tài liệu hành chính bị lấy trộm thông qua hệ thống liên lạc bảo mật toàn cầu của Interpol I 24/7. 

Ngoài ra, Interpol cũng cho phép các hãng hàng không các nước Đông Nam Á truy cập hệ thống I-checkit để xác minh thông tin so sánh trên SLTD nhằm phát hiện giấy tờ giả hoặc bị đánh cắp khi hành khách đặt vé máy bay. 

Hiện nay, Interpol đang phát triển Thư viện cảnh báo tài liệu số Dial – Doc( theo sự phối hợp giữa Interpol và cảnh sát các nước G8) và Hệ thống thông tin và tài liệu điện tử (EDISON) với sự chắc chắn sẽ được sử dụng dành cho cảnh sát các nước Đông Nam Á.

Đối với một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hoạt động sử dụng giấy tờ giả, khi có yêu cầu hỗ trợ từ cảnh sát các nước Đông Nam Á, Interpol sẵn sàng cử cán bộ tới hỗ trợ điều tra hoặc hỗ trợ giám định tài liệu. 

Trong kế hoạch của mình, Interpol cũng xem xét hỗ trợ cảnh sát các nước Đông Nam Á trong các dự án nghiên cứu hoặc dự án nâng cao năng lực lực lượng hành pháp trong công tác phát hiện, xử lý, điều tra các vụ án liên quan giấy tờ giả, đồng thời hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị để cảnh sát Đông Nam Á có thể thiết lập các cơ sở dữ liệu và trung tâm giám định tài liệu hiện đại phục vụ công tác cảnh sát.

Cơ sở dữ liệu của Interpol hỗ trợ cảnh sát các nước chống giấy tờ giả và kiểm soát an ninh biên giới.

Việt Nam là một thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và đã áp dụng chế độ miễn thị thực cho công dân các quốc gia ASEAN theo các hiệp định đã ký kết. 

Đây là một điều kiện thuận lợi để thông thương và đi lại, phát triển kinh tế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác kiểm soát biên giới và chống các hành vi lợi dụng giấy tờ giả để hoạt động phạm tội. 

Do vậy, chúng ta cần có những dự đoán tình tình, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ và giúp đỡ của Interpol trong phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với nạn sử dụng giấy tờ giả trong hoạt động phạm tội. 

Trong năm 2017, cảnh sát Việt Nam đã cử cán bộ tham gia khóa đào tạo về kiểm soát biên giới, khóa tập huấn về phòng chống giấy tờ giả do Interpol tổ chức tại Thái Lan và các khóa đào tạo, cuộc họp trao đổi kinh nghiệm khác với cảnh sát các nước khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar… 

Cảnh sát Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực cho các hệ cơ sở dữ liệu về giấy tờ giả của Interpol và những ý kiến quan trọng đối với cộng đồng cảnh sát quốc tế trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này. 

Hoàng Thị Nhân

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文