Kashmir "canh bạc" nguy hiểm của Ấn Độ

16:28 22/08/2019
Ngày 6-8, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua dự luật thu hồi Điều khoản 370 của hiến pháp nước này, vốn trao quyền đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir, để hạ cấp nó thành hai vùng lãnh thổ liên minh.


Những động thái này không chỉ thay đổi bản đồ chính trị của Ấn Độ mà còn có ý nghĩa sâu rộng đối với các nguyên tắc nền tảng của Nhà nước Ấn Độ về chính trị và xã hội của người dân Jammu và Kashmir.

Động thái được gọi là "hòa nhập" sâu hơn vào Nhà nước Ấn Độ, là một cam kết lâu dài của đảng Bharatiya Janata cầm quyền (BJP), có chương trình nghị sự ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Hindu, và có thể được truy nguyên từ những năm đầu sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947. Người lãnh đạo của tiền thân của BJP đã kích động chống lại việc cấp quy chế đặc biệt cho Jammu và Kashmir, coi đó là một điều làm suy yếu Ấn Độ.

Đáng chú ý, việc bãi bỏ Điều 370 không thể hiện trong các bản tuyên ngôn chính trị trong quá khứ của Liên minh Dân chủ Quốc gia do BJP lãnh đạo cũng như liên minh với đảng Dân chủ Nhân dân sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Jammu và Kashmir năm 2014. 

Chỉ 5 năm sau, Thủ tướng Narendra Modi đã thay đổi hoàn toàn các giới hạn của cuộc xung đột Kashmir trong nhiều thập kỷ. 

Tình trạng đặc biệt được tạo ra bởi Điều 370 đã bị xói mòn từ lâu vì gần như tất cả các tính năng của Hiến pháp Ấn Độ đều đã được áp dụng cho Jammu và Kashmir. 

Nhưng nó vẫn có ý nghĩa biểu tượng to lớn đối với Kashmir vì nó đại diện cho "lời hứa" của Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru, rằng tham vọng chính trị của Jammu và Kashmir sẽ được bảo đảm tốt nhất ở Ấn Độ dân chủ, thế tục và liên bang thay vì Pakistan.

Trong ba thập kỷ qua, khi các nhóm chiến binh Kashmir và lãnh đạo chính trị của họ, Hội nghị Hurriyat, theo đuổi một chương trình nghị sự ly khai, các đảng chính trị chính thống kiên định duy trì quan điểm rằng thỏa thuận chính trị với nhà nước Ấn Độ phải được đàm phán lại thông qua tiến trình chính trị dân chủ. 

Tuy nhiên, động thái của chính phủ BJP đã vô hiệu hóa ý tưởng về một quá trình đối thoại và làm mất uy tín vai trò truyền thống của chính trị. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu khoảng trống này được lấp đầy bởi những người đi theo con đường bạo lực.

Chính phủ trung ương rõ ràng đã chuẩn bị tốt bằng cách triển khai quân đội tại Thung lũng Kashmir, thực thi một cuộc đàn áp triệt để trước khi Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah đưa ra các thông báo vào ngày 5-8 về kế hoạch của chính phủ. 

Bộ máy an ninh ở Jammu và Kashmir cũng mạnh mẽ hơn nhiều so với hồi đầu những năm 1990, khi phong trào ly khai lần đầu tiên có một bước ngoặt dữ dội. 

Theo ước tính bảo thủ nhất của Bộ Nội vụ, gần 14.000 dân thường và hơn 5.000 lực lượng an ninh và 25.000 chiến binh đã chết tại bang này từ năm 1990 đến 2017. Vì số vụ giết người đã tăng mạnh trong vài năm qua, các lực lượng có khả năng vẫn ở đó cho một đoạn đường dài. Nhưng trong bao lâu?

Sau vụ khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, Ấn Độ đã lập luận rằng khủng bố không thể bị tiêu diệt chỉ bằng cách giết chết những kẻ khủng bố, mà điều quan trọng là phải giải quyết các yếu tố chính trị tiềm ẩn thông qua một quá trình chính trị dân chủ. 

Kinh nghiệm cũng đã dạy cho quân đội Ấn Độ, vốn từ lâu đã bị lôi kéo vào cuộc chiến chống nổi dậy ở Kashmir, rằng vũ lực có thể vô hiệu hóa lực lượng dân quân và ổn định tình hình nhưng cần quá trình chính trị để mang lại hòa bình.

Tuy nhiên, trong kịch bản hiện tại, chính phủ trung ương sẽ rất khó làm việc với bất kỳ người đối thoại đáng tin cậy nào, đặc biệt ở thung lũng Kashmir, vì thiếu hụt niềm tin này. 

Với những người theo đạo Phật Ladakhi, trở thành một lãnh thổ liên minh với chính quyền trung ương Ấn Độ là điều họ mong muốn từ lâu. Tuy nhiên, người Hồi giáo Shia trong khu vực có thể không ủng hộ ý tưởng này. Quan trọng hơn, phương pháp được chính quyền trung ương triển khai để thực hiện kế hoạch này là trên cơ sở pháp lý không vững chắc.

Về mặt chính trị, điều này có ý nghĩa sâu rộng đối với đặc tính liên bang của Nhà nước Ấn Độ, bởi những gì xảy ra với bang Jammu và Kashmir ngày nay về mặt kỹ thuật có thể được thực hiện đối với Tây Bengal, Tamilnadu, Karnataka, Nagaland hoặc bất kỳ bang nào khác. Vì vậy, sẽ khó có sự ủng hộ của các đảng chính trị khu vực khác nhau cho động thái của chính phủ.

Võ Phát

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文