Kenya:

Tranh cãi về việc tiêu hủy hơn 100 tấn ngà voi buôn bán trái phép

17:51 19/05/2016
Gần đây, Chính phủ Kenya đã tiêu hủy hơn 100 tấn ngà voi như một lời tuyên chiến mạnh mẽ với nạn buôn bán ngà voi trái phép. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn cho rằng, tiêu hủy ngà voi có thực sự là giải pháp hữu hiệu để chấm dứt nạn săn ngà voi. Theo thống kê, khoảng 30.000 con voi ở châu Phi bị giết mỗi năm để lấy ngà.


"Con số chính xác là 105 tấn ngà voi cùng với 1,35 tấn sừng tê giác đã bị đốt cháy. Chúng tôi muốn truyền đi một thông điệp rõ ràng rằng: buôn bán ngà voi bất hợp pháp sẽ không bao giờ được dung thứ. Buôn bán ngà voi phải chấm dứt trên toàn cầu. Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ. Đồng thời, cũng mong muốn những người mua ngà voi cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình", Paula Kahumbu, Giám đốc điều hành của tổ chức bảo tồn thiên nhiên Kenya nói với phóng viên báo DW (Đức).

Đây không phải là lần đầu tiên Kenya quyết định tiêu hủy ngà voi buôn bán trái phép. Paula Kahumbu cho biết, trước năm 1979, châu Phi có khoảng 1,3 triệu con voi sinh sống trong tự nhiên. Sự gia tăng nhu cầu ngà voi bắt đầu vào những năm 1980 đã khiến số lượng voi ở khu vực này giảm hơn một nửa trong vòng một thập kỷ. Trước tình thế nguy cấp, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước về buôn bán các loài động vật nguy cấp quốc tế (CITES) vào năm 1989. Vào thời điểm đó, với mục đích thu hút sự chú ý của quốc tế về thực trạng săn bắn voi ở quốc gia chủ yếu dựa vào du lịch, Kenya đã cho đốt 12 tấn ngà voi buôn bán trái phép bị thu giữ.

Kenya tuyên chiến mạnh mẽ với nạn buôn bán ngà voi trái phép.

Tom Milliken, chuyên gia nghiên cứu về voi, tê giác của mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã (Traffic) cho biết, "hành động tiêu hủy ngà voi, sừng tê giác chỉ có ý nghĩa nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cần một cam kết thực sự để ngăn chặn nạn săn trộm voi, tăng cường thực thi pháp luật, nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng... Không có bằng chứng nào cho thấy, việc tiêu hủy ngà voi sẽ ngăn chặn được nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp", ông Milliken nói.

Theo ông Tom Milliken, nguyên nhân hàng đầu khiến nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp bùng phát là nhu cầu về sản phẩm được coi là "vàng trắng" ở châu Á. Trong quan niệm của nhiều người dân châu Á, ngà voi là biểu hiện của sự giàu có và may mắn. Chính vì vậy, nhu cầu sở hữu ngà voi của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Trung Quốc là một trong những thị trường buôn bán ngà voi sôi động nhất trên thế giới.

Theo chuyên gia John Frederick Walker, người đã viết rất nhiều bài báo về nạn buôn bán ngà voi trái phép cho biết, loại bỏ nhu cầu về ngà voi không phải là vấn đề đơn giản. Nhu cầu sử dụng ngà voi đã có từ rất lâu đời, không đơn giản là "mốt nhất thời". "Các hình chạm khắc sớm nhất mà con người từng thực hiện là từ ngà voi ma mút lông xoăn". "Sự yêu thích ngà voi của người dân có từ thời Ai Cập cổ đại cho đến các quốc gia châu Âu và cả phương Đông. Khó có thể nghĩ rằng, nhu cầu sử dụng ngà voi sẽ biến mất hoàn toàn", ông Walker nói. Ông Walker cho rằng, giải pháp tối ưu để bảo vệ đàn voi trước nguy cơ tuyệt chủng là sản xuất ngà voi nhân tạo, thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu hiện đại.

Ước tính, khoảng 30.000 con voi châu Phi bị săn trộn để lấy ngà mỗi năm.

Một số ý kiến cho rằng, nên đưa số lượng ngà voi dự trữ vào thị trường, khiến ngà voi không phải là sản phẩm hiếm nên giá thành hạ, lợi nhuận thấp và các tay săn trộm sẽ từ bỏ công việc săn bắn voi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên "thử" giải pháp này vì thiếu cơ sở khoa học thuyết phục.

Theo đánh giá của tờ DW, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về mua bán ngà voi, chiếm khoảng 70% nhu cầu trên toàn thế giới. Sau khi được vận chuyển sang Trung Quốc, ngà voi được chế tác thành đồ trang sức và nhiều sản phẩm trang trí khác. Ông William Clark, một chuyên gia nghiên cứu tội phạm về môi trường của Interpol cho biết, phần lớn ngà voi được chạm khắc thành đồ trang sức, tẩu thuốc lá, con dấu chữ ký… Một sản phẩm nặng khoảng 30 gram có thể bán với giá 200 USD. Một cặp ngà nặng khoảng 10 kg có thể tạo ra vài trăm mặt hàng trang trí công phu. Lợi nhuận từ ngà voi mang lại là "siêu lợi nhuận".
T. Phạm (tổng hợp)

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文