Khmer Đỏ với tội ác diệt chủng

15:34 26/11/2018
Ngày 16-11, lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ tàn bạo ở Campuchia đã bị kết tội diệt chủng.


Đó là Nuon Chea, 92 tuổi, cựu Chủ tịch Quốc hội và Khieu Samphan, 87 tuổi, cựu Chủ tịch nước trong chế độ Campuchia Dân chủ, đã bị tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot- Khmer Đỏ ở Campuchia (ECCC), kết án tù chung thân.

Hai lãnh đạo Khmer Đỏ vừa bị kết tội diệt chủng ngày 16-11.

Cả hai đã bị xét xử với cáo buộc bổ sung tội ác chống lại loài người, diệt chủng liên quan đến giết hại các nhóm dân tộc thiểu số Chăm và người Campuchia. 

Phán quyết là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng chế độ Pol Pot đã có hành vi diệt chủng, như được định nghĩa theo luật pháp quốc tế. 

Có tới 2 triệu người, phần lớn trong số họ là người Khmer, được cho là đã chết dưới chế độ Khmer Đỏ ngắn ngủi nhưng tàn bạo từ năm 1975 đến 1979.

Tội ác không thể dung tha

Các tội ác của Khmer Đỏ từ lâu đã được gọi là "tội diệt chủng Campuchia", nhưng các nhà nghiên cứu và nhà báo đã tranh luận trong nhiều năm về việc liệu họ có vi phạm tội ác đó hay không. Phóng viên BBC tại Đông Nam Á, Jonathan Head, nói rằng những vụ giết người quy mô lớn hơn đối người dân Campuchia không phù hợp với định nghĩa quốc tế về tội diệt chủng.

Diệt chủng được định nghĩa là "sự phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, đối với một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia". Mặc dù vậy, định nghĩa của "một phần" vẫn còn chưa rõ ràng và tiếp tục là chủ đề nhiều cuộc tranh luận của các học giả pháp lý.

Trong phiên tòa ngày 16-11, Thẩm phán Nil Nonn tuyên bố ông Nuon Chea bị kết án tội diệt chủng vì nỗ lực quét sạch người Chăm và người Campuchia gốc Việt, và ông Khieu Samphan bị kết án tội diệt chủng chống lại người dân tộc Kinh. Mặc dù người Chăm và người dân tộc thiểu số đã chết với số lượng lớn, các công tố viên tại tòa án phải chứng minh Khmer Đỏ đã có "ý định phá hủy, toàn bộ hoặc một phần” đối với các nhóm này. Một số chuyên gia trong đó có nhà viết tiểu sử Pol Pot Philip Short nói rằng Khmer Đỏ đã không làm như vậy.

Campuchia nổi tiếng với những "cánh đồng chết" từ thời Khmer Đỏ.

Trong phiên tòa, một bài phát biểu năm 1978 của Pol Pot đã được trích dẫn, trong đó ông Philip Short nói rằng không có "một hạt giống" của người Việt nào được tìm thấy ở Campuchia. Và các nhà sử học nói rằng thực sự một cộng đồng vài trăm nghìn người đã bị giảm xuống bằng không do bị trục xuất hoặc bị giết. Ngoài việc bị hành quyết hàng loạt, các nạn nhân Chăm nói rằng họ đã bị cấm theo tôn giáo của họ và buộc phải ăn thịt lợn theo lệnh của chế độ Pol Pot. 

Với những lập luận này, tòa án ngày 16-11 khẳng định chế độ Pol Pot chính xác đã tiến hành các  hành vi diệt chủng. Bản án ngày 16-11 có thể không kết thúc hoàn toàn những tranh luận, nhưng các nhóm nạn nhân từ lâu đã chờ biểu tượng của công lý này.

Nguồn gốc Khmer Đỏ

Được dẫn dắt bởi Saloth Sar, hay còn gọi là Pol Pot, Khmer Đỏ là một phong trào Maoist cấp tiến được thành lập bởi những người Campuchia trí thức du học ở Pháp. Khi Pol Pot giành được quyền lực họ tập trung vào ý tưởng thành lập một xã hội nông nghiệp thuần khiết. Pol Pot ảnh hưởng mạnh tới việc tuyên truyền chính sách này. 

Mọi người tin rằng ông ta bị ảnh hưởng bởi cách sống của các bộ tộc vùng rừng núi Đông Bắc. Ông đánh giá cao cách họ sống "không có Phật giáo, tiền bạc hay giáo dục" và quyết định rằng đây là một cách thức tốt để người dân Campuchia bắt đầu sống. Ông muốn các định chế xã hội phải bị xóa bỏ và thiết lập xã hội toàn nông nghiệp.  

Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" cùng với khẩu hiệu "thanh lọc dân tộc" thực hiện cuộc tàn sát gần 2 triệu người Campuchia. Khmer Đỏ bắt buộc khoảng 2 triệu người từ các thành phố về nông thôn để làm việc trên các cánh đồng. Họ không chỉ buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa, mà sau đó còn tước bỏ của họ các quyền căn bản bằng cách kiểm soát mọi hoạt động của người dân và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

Trong 4 năm nắm quyền (từ 1975 đến 1979), Khmer Đỏ đã tra tấn và giết chết tất cả những người được cho là kẻ thù, bao gồm trí thức, dân tộc thiểu số, cựu quan chức chính phủ và gia đình của họ. Quy mô và sự tàn bạo của các vụ giết người khẳng định đây là một trong những chế độ đẫm máu nhất trong thế kỷ 20.

Đông Văn

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文