Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ nguy cơ bị tấn công

13:36 21/10/2019
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến vào miền bắc Syria trong chiến dịch quân sự Mùa xuân Hòa bình nhằm vào lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ sau khi Lầu Năm góc rút quân khỏi khu vực theo lệnh của Tổng thống Donald Trump.


Câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có thực sự là đồng minh của Mỹ đã được đặt ra với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trên kênh truyền hình Fox ngày 13/10. "Không, tôi nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một chuỗi hành vi của họ trong những năm qua thật tồi tệ", ông Esper trả lời.

Đã đến lúc di dời kho vũ khí

Ngày nay, số bom đó vẫn còn nguyên. Mỹ hy vọng những nước như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi đó là lý do họ không cần phát triển vũ khí hạt nhân của mình nữa. Thế nhưng, có vẻ như Ankara không nghĩ như vậy. Tháng 9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố ông "không thể chấp nhận" những nỗ lực ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ phát triển bom nguyên tử cho riêng mình.

Căn cứ không quân Incirlik.

Tuy nhiên, bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực, cùng với mối quan hệ thân thiết giữa Ankara với Moscow đã khiến các chiến lược gia Mỹ nghĩ đến chuyện tái bố trí các vũ khí này (Mỹ không chính thức bàn về kho vũ khí ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nó đã được di dời).

Năm 2016, Bộ Quốc phòng Mỹ phải sơ tán binh sĩ và dân thường khỏi căn cứ không quân Incirlik với lý do lo ngại về các mối đe dọa khủng bố. Vào tháng 4 năm đó, một nhóm cánh hữu địa phương đã cố gắng "tấn công" một phi công Mỹ tại căn cứ. Sự việc xảy ra cách khu vực cất trữ vũ khí hạt nhân chỉ một ki-lô-mét.

Một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ còn nói bóng gió rằng Washington nhiều khả năng có một vai trò nào đó trong vụ đảo chính, dựa trên việc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang tị nạn tại Mỹ. Ông Gulen bị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc đứng sau âm mưu lật đổ chính quyền.

"Nếu giới tình báo cho rằng, nơi cất số vũ khí ấy là một mục tiêu của khủng bố và bất ổn thì chẳng có lý do gì phải giữ chúng ở đó nữa", Ian Kearns, Giám đốc Viện chính sách Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu, bình luận.

Theo cây bút Jeffrey Lewis từ tạp chí Foreign Policy, những vũ khí tại căn cứ không quân Incirlik được cất trong những kho hàng được bảo vệ nghiêm ngặt. Mỹ cùng các đồng minh NATO mới đây còn đầu tư 160 triệu USD để nâng cấp hệ thống an ninh cho vũ khí hạt nhân.

Nổi bật nhất trong số này là mạng lưới cung cấp hình ảnh vệ tinh các khu vực trong và xung quanh căn cứ Incirlik. Trong trường hợp những kẻ âm mưu đảo chính tiếp cận được số vũ khí quan trọng nói trên, việc sử dụng chúng cũng không hề dễ dàng, Lewis nhấn mạnh.

Nhưng nếu như chính quyền một quốc gia nắm giữ vũ khí hạt nhân Mỹ, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, bị lật đổ bằng bạo lực, tình thế có thể trở nên vô cùng nguy hiểm, Lewis đánh giá. "Tôi nghĩ bài học mấu chốt ở đây là lợi ích từ việc cất trữ vũ khí hạt nhân Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ là rất nhỏ nhưng nguy cơ thì đang không ngừng gia tăng suốt 5 năm qua", Hans Kristensen, chuyên gia về vũ khí hạt nhân thuộc Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ, nhận xét.

"Theo tôi, an ninh ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tại căn cứ Incirlik đã không còn đáp ứng được những yêu cầu an toàn của Mỹ. Bạn sẽ nhận về rất nhiều lời cảnh báo trước khi mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ. Đã đến lúc rút vũ khí về rồi".

Bí ẩn về kho vũ khí hủy diệt

Căn cứ không quân Incirlik được xây dựng từ những năm 1950 ở tỉnh Adana, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với bờ biển Địa Trung Hải. Hiện nay nó có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS, bởi đây là nơi chiến đấu cơ Mỹ xuất kích để tiêu diệt phiến quân. Căn cứ có vị trí chiến lược hết sức to lớn ở Trung Đông và thậm chí là cả Bắc Phi.

Bom hạt nhân B61.

Incirlik nằm rất gần tỉnh Tây Bắc Syria là Latakia - nơi có căn cứ không quân Hmeymim mà lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga hiện đang đồn trú, cũng rất gần căn cứ Hải quân Tartus của Nga, đồng thời cách thủ phủ không chính thức của tổ chức khủng bố IS ở Syria là Raqqa chỉ khoảng 285 dặm (460 km).

Hoạt động của căn cứ Incirlik được quy định trong Hiệp định về hợp tác quân sự và kinh tế giữa Hoa Kỳ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara bắt đầu cho không quân các nước trong liên quân với Mỹ sử dụng căn cứ này để không kích lực lượng IS ở Iraq và Syria từ hồi đầu tháng 7-2015.

Hiện Ankara đang cấp phép cho lực lượng không quân các nước đồng minh trong và ngoài NATO như Mỹ, Đức, Anh, Qatar, Saudi Arabia… được đưa máy bay đến và sử dụng hạ tầng của căn cứ này cho hoạt động không kích các mục tiêu IS ở Syria và Iraq.

Các nước trên đã điều động đến đây đủ loại máy bay chiến đấu như F-15, F-16, Tornado, Eurofighter Typhoon, A-10 Thunderbolt… cùng với các phương tiện bảo đảm như máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS) Boeing E-3 Sentry hay máy bay trinh sát Tornado… Các chuyên gia quân sự cho hay quân đội Mỹ đang bố trí tại căn cứ Incirlik khoảng 50 vũ khí hạt nhân, chủ yếu là bom B-61 có từ thời Chiến tranh Lạnh, theo CNN.

Việc những quả bom đó được cất trữ tại Incirlik là "một bí mật mở", Joshua Walker, nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ từ Quỹ German Marshall, cho hay. "Những quả bom ấy đã ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thời Chiến tranh Lạnh", Tom Collina, Giám đốc chính sách tại Quỹ Ploughshares, nói.

TheoWashington Post, các quả bom B-61 tại căn cứ không quân Incirlik có thể trang bị cho những loại chiến đấu cơ tốc độ cao như F-15E Strike Eagle hay F-16 Fighting Falcon. Mỗi quả bom dài khoảng ba mét, nặng hơn 300 kg. Chúng được cất ở những căn hầm dưới lòng đất, bên trong các nhà chứa máy bay. Muốn kích hoạt những quả bom này cần đến một thiết bị đặc biệt.

Trong cuộc đảo chính nổ ra 2016, chỉ huy trưởng căn cứ không quân Incirlik bị cáo buộc ủng hộ phe tạo phản. Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bao vây căn cứ, cắt nguồn cung cấp điện và đóng tạm thời không phận xung quanh Incirlik.

Di chuyển bằng chiến dịch tuyệt mật?

Dù máy bay, vũ khí và binh sĩ Mỹ tại Incirlik nằm ở một khu vực tách biệt, cách xa nơi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động, Mỹ vẫn nâng mức phòng vệ lên cao nhấtvào thời điểm cuộc đảo chính nổ ra.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch Mùa xuân Hòa bình nhằm vào các lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy những quan chức quân sự hay chuyên gia kỹ thuật từ Bộ Năng lượng Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ để giám sát kho vũ khí này hay di chuyển chúng ra khỏi đất nước trước những mối quan ngại về an ninh. Nhưng nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là một chiến dịch tuyệt mật và chỉ tổng thống Mỹ cùng một số quan chức hàng đầu mới biết về nó, một nguồn tin am hiểu vấn đề nhận xét.

Các quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc đều nói rằng tất cả vũ khí Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong tầm kiểm soát. "Chúng tôi đã thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta nắm giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn an toàn và được bảo vệ", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook từng nói.

Tuy nhiên, giới quan sát vẫn tỏ ra lo lắng về sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân Mỹ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh tình hình ở quốc gia này ngày càng bất ổn, cùng chính sách chống lại Mỹ, EU của chính quyền Ankara.

Erdogan từng cấm Mỹ dùng căn cứ Incirlik

Sau khi đập tan âm mưu đảo chính, chính quyền của Tổng thống Erdogan từng cấm liên quân do Mỹ dẫn đầu sử dụng căn cứ không quân Incirlik. Theo The New York Times, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng ra lệnh không cho phép Hoa Kỳ và các nước đồng minh sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền nam nước này để không kích vào các vị trí của IS.

The New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hiện nay, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép các máy bay của liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu được cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik.

Theo bình luận của New York Times, lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ nhằm mục đích giành quyền kiểm soát vùng trời, chứ Ankara không thay đổi quan điểm liên quan đến cuộc chiến chống IS hay nghi ngờ các nước đồng minh có dính líu đến âm mưu đảo chính.

Tuy nhiên, giới quan sát đã lần lại tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, bóng gió đề cập đến việc Ankara có thể cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân Incirlik vào mục đích chống IS.

Kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ TRT cho biết, ông Mevlut Cavusoglu đã “không loại trừ” khả năng Ankara có thể cho phép Nga sử dụng căn cứ Incirlik cho các hoạt động chống tổ chức khủng bố IS, giống như các đồng minh trong và ngoài NATO như Mỹ, Đức, Saudi Arabia… Ông nhấn mạnh rằng, tổ chức khủng bố IS là kẻ thù chung của các nước yêu hòa bình trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với tất cả những ai chống IS. Nước này đã mở căn cứ Incirlik cho những người muốn tích cực tham gia cuộc chiến đó và hoàn toàn có thể làm điều đó với Nga.

Tuy sau đó ông Mevlut Cavusoglu đã cải chính rằng, giới truyền thông đã hiểu sai ý ông, nhưng đối với các quan chức lãnh đạo hàng đầu ngành ngoại giao, việc diễn đạt kém để truyền thông “hiểu nhầm” là điều rất khó xảy ra, trừ phi chính họ muốn “bị hiểu nhầm”.

Nguyễn Lai

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文