Khủng bố IS, Taliban cố làm lành với nhân viên y tế vì… sợ COVID – 19

10:19 29/03/2020
Các chiến binh thánh chiến dù có tư tưởng bảo thủ cũng  đã hiểu được những nguy hiểm do đại dịch COVID - 19 gây ra trên toàn thế giới. "Tiểu vương quốc Hồi giáo thông qua Ủy ban Y tế của mình đảm bảo sẽ phối hợp với tất cả các tổ chức y tế quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong việc chống lại nCoV (COVID-19)", Suhail Shaheen, phát ngôn viên của Taliban, ở Afghanistan nói trên Twitter.

Trước đó, vào tháng 9/2019, Taliban đã dỡ bỏ lệnh cấm Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Chữ thập đỏ hoạt động trong lãnh thổ do quân đội nắm giữ, đã cảnh báo họ vì nghi ngờ về các chiến dịch tiêm phòng bại liệt.

Trong một báo cáo vào tháng 12/2019, Tổ chức Y tế Thế giới thống kê ít nhất 51 nhân viên y tế, bệnh nhân và nhân viên hỗ trợ đã thiệt mạng và 142 người khác bị thương tại Afghanistan. Do các cuộc tấn công, 192 cơ sở y tế đã bị đóng cửa, trong đó chỉ có 34 cơ sở được mở lại. Taliban từ chối trách nhiệm về các cuộc tấn công mà chính quyền Afghanistan đã đổ lỗi cho các máy bay chiến đấu của họ.

Phun khử trùng ngừa COVID-19 ở Afghanistan.

Hệ thống y tế không đầy đủ của Afghanistan chắc chắn sẽ bị COVID-19 áp đảo. Hơn nữa, sau 18 năm chiến tranh, chính phủ chỉ kiểm soát khoảng một nửa lãnh thổ. Phần còn lại do phe nổi dậy kiểm soát hoặc tranh chấp, những người đã đồng ý thỏa thuận hòa bình với Mỹ, nhưng vẫn chưa mở cuộc đàm phán với chính phủ.

Các cộng đồng ở các vùng nông thôn của người dân tộc Pashtun nơi bị Taliban nắm quyền có thể bị mất quyền tiếp cận hỗ trợ y tế tại các ngôi làng này do hậu quả của hành động trong quá khứ. Việc hưởng hỗ trợ y tế có thể còn tồi tệ hơn đối với phụ nữ trong các cộng đồng này do thái độ bảo thủ của người Pashtun về giới tính.

Rahila, một phụ nữ 31 tuổi sống ở tỉnh Takhar cho biết, tại ngôi làng của cô ở khu vực do Taliban kiểm soát có một phòng khám sức khỏe chỉ có bác sĩ nam. "Khi chúng tôi bị bệnh, chúng tôi không được phép đi bác sĩ, thay vào đó, chồng chúng tôi mang thuốc về", Rahila nói với Reuters, yêu cầu không công bố tên đầy đủ của cô về những lo ngại sự an toàn. "Ai sẽ khám cho phụ nữ?"

Cô nói thêm: "Điều gì sẽ xảy ra nếu một phụ nữ bị nhiễm nCoV, tất cả mọi người trong làng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ có phép màu mới có thể giúp Taliban ngăn chặn virus lây lan trong làng của chúng tôi." Zabihullah Mujahid, một phát ngôn viên khác của Taliban, nói với Reuters, "các chiến binh đang khuyến khích mọi người lắng nghe nhân viên y tế và tin nhắn do Mullahs phát đi".

"Chúng tôi đang giúp các nhân viên y tế truyền bá thông điệp về sự nguy hiểm của COVID-19 trong cộng đồng ở các khu vực do Taliban kiểm soát", Mujahid nói. "Các học giả tôn giáo cũng sẽ được tư vấn về việc liệu các cuộc tụ họp ở nhà thờ Hồi giáo có nên bị đình chỉ hay không nếu sự sợ hãi về sức khỏe tăng lên", người này nói thêm.

Một chỉ huy Taliban ở phía Nam tỉnh Helmand cho biết, nhóm sẽ cung cấp những dịch vụ có thể cho những người bị nhiễm bệnh, nhưng nói thêm rằng họ không có cơ sở vật chất cũng như nhân viên được đào tạo để đối phó với dịch bệnh. Cùng với hai chỉ huy khác mà Reuters nói chuyện, họ cho biết Taliban chỉ có phòng khám dành cho các chiến binh bị thương.

Waheed Omer, một phụ tá của Tổng thống Ashraf Ghani, cho biết ông vẫn thấy các báo cáo về việc Taliban quấy rối nhân viên y tế ở một số khu vực. "Việc này nên được dừng lại ngay lập tức" ông Tweet trên mạng xã hội.

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đưa ra cảnh báo về việc đi lại đối với các chiến binh của mình mới đây, theo đó thúc giục họ tránh các quốc gia đang có dịch COVID-19 bùng phát.

Theo tờ The Sunday Times, bản tin Al-Naba của khủng bố IS đề cập tới một loạt các cảnh báo chống lại việc đi tới châu Âu mà chúng coi là "vùng đất của bệnh dịch". Bản tin trên còn hướng dẫn cho những chiến binh nhiễm virus corona là không được rời khỏi khu vực để tránh lây lan bệnh. "Những người khỏe mạnh không nên vào mảnh đất của dịch bệnh và người bị nhiễm không nên rời khỏi nơi đây" - bản tin cho biết và khuyên các chiến binh "che miệng khi ngáp hoặc hắt hơi", đồng thời rửa tay thường xuyên.

Nguyễn Lai

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文