Kyrgyzstan:

Thủ tướng từ chức vì cáo buộc tham nhũng

15:17 18/04/2016
Ngày 12-4, Tổng thống Almazbek Atambayev đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Temir Sariyev cùng nội các của ông. Trước đó (11-4), Thủ tướng Temir Sariyev đã từ chức sau khi nội các của ông bị một số nghị sỹ cáo buộc đã tham nhũng trong một dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. 


Ông Temir Sariyev (từng là ứng cử viên Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2009) cho rằng, những vụ tranh cãi và tin đồn đã làm đảo lộn sự cân bằng trong nội các và công việc của chính phủ bị đình trệ vào thời điểm khó khăn. Gần 1 năm trước (30-4-2015), với 97/99 số phiếu ủng hộ, Quốc hội đã nhất trí bầu ông Temir Sariyev làm tân Thủ tướng. 

Và ngày 6-5-2015, chính phủ mới của Kyrgyzstan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Temir Sariyev đã tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội trước sự chứng kiến của Tổng thống Almazbek Atambayev. Sau đó (5-11-2015), Quốc hội mới cũng bổ nhiệm ông Temir Sariyev làm Thủ tướng, người đã giữ cương vị này trong 6 tháng của Quốc hội tiền nhiệm.

Thủ tướng Kyrgyzstan Temir Sariyev.

Việc này diễn ra sau khi 4 chính đảng ở Kyrgyzstan là đảng Dân chủ Xã hội Kyrgyzstan (SDPK), đảng Kyrgyzstan, đảng Onuguu (Tiến bộ) và đảng Ata-Meken (Tổ quốc) nhất trí thành lập liên minh cầm quyền và đề cử Thủ tướng Temir Sariyev tiếp tục tại nhiệm. 2 đảng Bir Bol (Thống nhất) và Respublika-Ata-Jurt (Cộng hòa-Tổ quốc) trở thành phe đối lập tại Quốc hội.

Chính phủ của Thủ tướng Temir Sariyev mặc dù đang phải nỗ lực vực dậy nền kinh tế vốn đang trì trệ vì lạm phát tăng cao ở Kyrgyzstan, nhưng người đứng đầu nội các vừa tuyên bố từ chức. Hơn 6 năm trước (7-4-2010), trên đài phát thanh Kyrgyzstan, Thủ tướng Daniyar Usenov đã tuyên bố từ chức sau khi phe đối lập chiếm tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bishkek. 

Và Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã rời thủ đô Bishkek trên một máy bay nhỏ cùng một số người, sau khi xảy ra các cuộc bạo động ở thủ đô. Năm 2010, Kyrgyzstan từng rơi vào tình trạng hỗn loạn khi xảy ra cuộc xung đột sắc tộc khiến hơn 500 người thiệt mạng. Mặc dù được coi là quốc gia dân chủ nhất khu vực Trung Á, nhưng Kyrgyzstan vẫn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bất ổn, cản trở sự phát triển kinh tế và chính trị của nước này.

Và từ năm 2005 đến nay đã có 2 tổng thống bị phế truất do những bất ổn chính trị ở quốc gia có GDP khoảng 1.300 USD, bằng 1/10 con số của nước láng giềng Kazakhstan. Và những cuộc khủng hoảng chính trị đe dọa nền hòa bình mong manh tại Kyrgyzstan với 5,5 triệu dân, trong đó phần lớn người dân theo đạo Hồi.

Ngày 21-7-2015, Thủ tướng Temir Sariyev đã ký quyết định, đơn phương hủy thỏa thuận với Mỹ trong việc hợp tác tạo điều kiện cung cấp hỗ trợ. Việc này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng "Người bảo vệ nhân quyền" cho nhà hoạt động chống chính phủ Azimzhan Askarov, người bị kết án tù chung thân. Trước đó (24-4-2015), Tổng thống Almazbek Atambayev đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Joomart Otorbayev cùng nội các. 

Ông Joomart Otorbayev làm Thủ tướng Kyrgyzstan từ tháng 4-2014, đã tuyên bố từ chức hôm 23-4-2015, vì muốn để các chính trị gia trẻ hơn thử sức trên chính trường. Nhưng theo hãng Reuters, Thủ tướng Joomart Otorbayev đã tuyên bố từ chức sau nhiều giờ trả lời chất vấn trước Quốc hội về hoạt động của chính phủ, trong đó nhiều nghị sĩ chỉ trích ông xung quanh thất bại trong việc ký hợp đồng với Công ty Canada Centerra Gold, hiện đang khai thác mỏ vàng Kumtor lớn nhất quốc gia Trung Á này.

Hơn 2 năm trước (3-4-2014), với 103 phiếu thuận và 7 phiếu chống, Quốc hội Kyrgyzstan đã bầu nhà cải cách Joomart Otorbayev làm tân Thủ tướng. Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Jantoro Satybaldiyev (Zhantoro Satybaldiyev) phải từ chức hôm 18-3-2014. Thủ tướng Jantoro Satybaldiyev phải ra đi sau khi đảng Ata-Meken (Tổ quốc) rút khỏi liên minh cầm quyền do không hài lòng với hiệu quả công việc của chính phủ. Đảng Tổ quốc còn cáo buộc Thủ tướng Jantoro Satybaldiyev lạm dụng quyền lực, biển thủ ngân quỹ khi ông chịu trách nhiệm giúp khu vực miền Nam Kyrgyzstan phục hồi sau cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu hồi tháng 6-2010. 

Ông Jantoro Satybaldiyev được Quốc hội bầu làm Thủ tướng hồi tháng 9-2012, sau khi liên minh cầm quyền được thành lập với sự tham gia của 3 đảng: Tổ quốc (Ata-Meken), Xã hội Dân chủ (SDP) và Phẩm giá (Ar-Namys). Và từng phải ra lệnh chấm dứt những hành động gây bất ổn xã hội và chính trị tại Kyrgyzstan sau khi những người ủng hộ cựu Chủ tịch Quốc hội đang bị bắt Akhmatbek Keldibekov (bị giam với cáo buộc lạm dụng chức quyền, tham nhũng và có liên quan với giới tội phạm) tiến hành cuộc biểu tình tại tỉnh Osh (2-12-2013), đồng thời âm mưu tấn công chiếm trụ sở hành chính.

Ngày 12-10-2015, Tổng thống Almazbek Atambayev đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Abibilla Kudaiberdiyev sau khi cơ quan an ninh và công tố quốc gia Kyrgyzstan cho biết, họ đang điều tra ông này vì nghi ngờ tham nhũng. Bởi số tiền khoảng 175.000 USD của Bộ Quốc phòng đã bị biển thủ và ông Abibilla Kudaiberdiyev là nghi can chính.
Nhiệm Bình

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文