Lại thêm một cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc "ngã ngựa"

16:56 04/08/2017
Mặc dù chưa bị khai trừ Đảng, nhưng việc bị giáng chức được coi là dấu chấm hết đối với Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý giám sát an toàn lao động quốc gia (còn gọi là Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát an toàn lao động quốc gia).


Bởi theo thông báo hôm 31-7 của uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Dương Hoán Ninh đã bị cách chức xuống làm Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý giám sát an toàn lao động quốc gia và không tham gia điều hành lãnh đạo, bị tước tư cách Ủy viên Trung ương Đảng và bị tịch thu mọi tài sản có được do "vi phạm kỷ luật" mà có.

Ông Dương Hoán Ninh (được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý giám sát an toàn lao động quốc gia từ tháng 10-2015, thay thế người tiền nhiệm Dương Đống Lương) trở thành ủy viên Trung ương thứ 16 bị "ngã ngựa" kể từ Đại hội 18 đến nay và là cựu Thứ trưởng Bộ Công an thứ ba bị Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương "sờ gáy". Trước đó, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh đã bị tòa kết án 15 năm tù vì tội tham nhũng, còn cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Mã Kiện đang chờ xét xử.

Ông Dương Hoán Ninh khi là Thứ trưởng Bộ Công an.

Điều đáng nói là ông Dương Hoán Ninh (sinh tháng 3-1957 ở An Khưu, tỉnh Sơn Đông) được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý giám sát an toàn lao động quốc gia sau vụ nổ nghiêm trọng tại Thiên Tân hồi tháng 8-2015, nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã bị giáng chức do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", trong đó có việc thường xuyên để xảy ra hỏa hoạn tại các nhà máy, hoặc sập hầm lò...

Theo giới truyền thông, ông Dương Hoán Ninh bị cáo buộc tham nhũng, lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân và cựu Thứ trưởng Bộ Công an lọt vào tầm ngắm sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tuyên bố, đối với cán bộ ngành tư pháp hủ bại, không thể khoan nhượng tha thứ, kiên định thanh trừ "con sâu làm rầu nồi canh".

Hơn 9 năm trước (16-7-2008), ông Dương Hoán Ninh được điều từ tỉnh Hắc Long Giang về làm Thứ trưởng Bộ Công an. Trước khi có quyết định chính thức  hôm 16-7-2008, từ tháng 4-2008, ông Dương Hoán Ninh đã được cử làm Thứ trưởng thường trực Bộ Công an, phụ trách công tác chống khủng bố và đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Và đó là lần thứ 2 ông Dương Hoán Ninh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an. Bởi sau 4 năm được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an (từ tháng 1-2001), tháng 1-2005, ông Dương Hoán Ninh được điều về làm Bí thư uỷ ban Chính pháp, uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ Hắc Long Giang.

Và sau 3 năm 6 tháng làm việc tại Hắc Long Giang, ông Dương Hoán Ninh được tái bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an. Và trong thời gian làm Thứ trưởng Bộ Công an (2001-2005), ông Dương Hoán Ninh được bổ sung vào tổ công tác đặc biệt của Trung ương, chuyên giải quyết những vấn đề phức tạp ở Tân Cương và Tây Tạng.

Ngoài ra, ông Dương Hoán Ninh còn là thành viên của tổ lãnh đạo công tác tuyên truyền đối ngoại của Trung ương. Và cựu Thứ trưởng Bộ Công an Dương Hoán Ninh từng ký quyết định (tháng 10-2004) điều 95 cảnh sát chống khủng bố và bạo loạn Trung Quốc làm nhiệm vụ (lần đầu tiên) duy trì hoà bình ở Haiti.

Ông Dương Hoán Ninh được giới chuyên môn đánh giá là chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong công tác chống khủng bố, cũng như dẹp yên những vụ chống đối, bạo loạn ở Tân Cương và Tây Tạng.

Theo giới truyền thông, con đường thăng tiến của ông Dương Hoán Ninh khá thuận lợi bởi sau 6 năm công tác tại Cục Trinh sát hình sự (1983-1989), 4 năm làm Phó Chủ nhiệm và Chủ nhiệm văn phòng Cục Trinh sát hình sự Bộ Công an (1989-1993), ông Dương Hoán Ninh được cử làm Phó Giám đốc Công an thành phố Cáp Nhĩ Tân (từ tháng 2-1992 đến tháng 2-1993).

Chỉ sau 1 năm làm việc tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, ông Dương Hoán Ninh được cử làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Công an (từ tháng 2-1993 đến tháng 5-1996). Từ tháng 5-1996 đến tháng 1-2001, ông Dương Hoán Ninh là trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Chủ nhiệm văn phòng Bộ trưởng.

Trong thời gian này, ông Dương Hoán Ninh theo học và lấy bằng Tiến sỹ chuyên ngành luật hình sự tại Trường Đại học Bắc Kinh. Gần 6 năm trước (tháng 9-2011), khi còn là Thứ trưởng Bộ Công an, ông Dương Hoán Ninh từng tuyên bố, tất cả nhân viên cảnh sát đều phải trải qua đợt sát hạch để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của họ.

Và theo chỉ đạo của ông Dương Hoán Ninh khi đó, khoảng 2 triệu cảnh sát đều phải tham gia cuộc sát hạch năng lực và chứng chỉ này chỉ có giá trị trong 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc, các nhân viên cảnh sát phải tham gia sát hạch 5 năm một lần để nâng cao trình độ.

Trịnh Huyền My

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文