Làn sóng dân đồng tính Uganda xin tị nạn ở Kenya

21:48 26/07/2017
Ngồi bên ngôi nhà nhỏ ở Kibera - khu ổ chuột lớn nhất Kenya, George Mukhwezi đã nói với phóng viên về lý do rời bỏ quê hương Uganda. "Đơn giản vì tôi là gay. Ở Uganda, cuộc sống của tôi gặp nguy hiểm nếu mọi người và cảnh sát biết tôi đồng tính", Mukhwezi nói.


"Tôi muốn được sống an toàn như những người khác"

"Tôi bị người dân tấn công nhiều lần và thậm chí bị cảnh sát bắt. Tôi quyết định trốn để tự cứu mình. Uganda là quốc gia nguy hiểm đối với những người thuộc cộng đồng thế giới thứ ba - LGBT (les - đồng tính nữ, gay - đồng tính nam, bisexual - song tính, transgender - chuyển giới) như tôi", Mukhwezi, 30 tuổi, người đến Kenya vào năm ngoái nói. Trước khi đến Kenya, Mukhwezi quản lý một nhà hàng ở Kampala.

"Tôi muốn được sống an toàn như những người khác. Kenya cũng không phải nơi thực sự an toàn cho dân đồng tính. Tôi giấu giếm thân phận để không bị bắt. Tôi muốn đến một quốc gia tôn trọng các quyền của tôi", Mukhwezi nói tiếp.

Những năm gần đây, Uganda được biết đến là một quốc gia "hào phóng" với người xin tị nạn vì bạo lực, đặc biệt là người tị nạn từ Nam Sudan. Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện có hơn 900 nghìn người tị nạn Nam Sudan sống ở Uganda. Tuy nhiên, Uganda lại phải đối mặt với làn sóng người thuộc cộng đồng LGBT di cư. Ước tính, khoảng 500 người Uganda đã xin tị nạn ở Kenya vì lý do giới tính.

Người Uganda trú ẩn ở Kenya thường phải sống trong những khu nghèo nhất như khu ổ chuột Kibera. Vì miếng cơm manh áo, một số đã hoạt động mại dâm trong khi có người tìm đến những công việc lao động thủ công. Tất cả đều phải giữ kín bí mật giới tính của mình. 

Emmanuel Okumu, một người Uganda sống ở Kibera nói: "Cuộc sống trong khu ổ chuột thật khủng khiếp nếu bạn không có việc làm và là người nước ngoài. Bây giờ tôi đang làm những công việc thủ công để kiếm sống. Tôi không có bạn bè để nhờ giúp đỡ. Bố mẹ ở Uganda đã đuổi tôi ra khỏi nhà vì giới tính "khác thường" của tôi. Tôi đã nộp đơn xin tị nạn ở một nước khác".

Một người đồng tính tham gia biểu tình bị cảnh sát bắt ở Uganda.

Cộng đồng LGBT phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm rình rập

Uganda là một trong 36 quốc gia ở châu Phi, 70 quốc gia trên thế giới coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp. Xã hội có quan điểm "không khoan nhượng" với người thuộc cộng đồng LGBT. Họ có thể bị bắt giam, phân biệt đối xử, đuổi ra khỏi nhà, bạo lực bất cứ lúc nào.

Chính điều này đã tạo nên cuộc di dân của người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT. Nhiều người tị nạn đã tìm đến Kenya, nơi tình dục đồng giới cũng bị coi là bất hợp pháp nhưng việc thực thi pháp luật ít quyết liệt hơn so với Uganda.

Cảnh sát Uganda đã phá vỡ nhiều cuộc tuần hành do cộng đồng LGBT tổ chức. Những cuộc tấn công nhằm vào người đồng tính thường xuyên xảy ra, có trường hợp người đồng tính đã thiệt mạng.

Vào tháng 8 năm ngoái, cảnh sát Uganda đã ngăn chặn một cuộc diễu hành của cộng đồng LGBT ở Kampala, bắt giữ, đánh đập những người biểu tình. Các nhà chức trách tuyên bố, việc tụ tập đông người là trái pháp luật.

Một báo cáo của các nhà hoạt động nhân quyền ở Uganda công bố năm ngoái cho biết, từ tháng 5-2014 đến 5-2015 đã xảy ra 264 vụ tấn công nhằm vào cộng đồng LGBT.

 "Cộng đồng LGBT ở Uganda phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc bị đẩy ra ngoài xã hội, khó có cơ hội tìm kiếm việc làm, tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế đến việc bị tấn công bạo lực. Họ rời bỏ đất nước để thoát khỏi sự tàn bạo, sách nhiễu và phân biệt đối xử. Mọi người xứng đáng được sống ở nơi họ được yêu mến và tôn trọng. Di cư không phải là giải pháp tối ưu. Chúng ta cần hỗ trợ nhiều hơn cho họ", Frank Mugisha, giám đốc điều hành tổ chức bảo vệ quyền cho cộng đồng LGBT ở Uganda cho biết.

Được biết, thời gian qua, các quan chức Uganda ban hành nhiều quy định nhằm vào người đồng tính. Năm 2009, các nhà lập pháp đã thông qua một đạo luật áp dụng hình phạt tử hình đối với một số hành vi đồng tính luyến ái. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này. Sau đó, Tòa án Uganda đã bác bỏ đạo luật.

Vào năm 2014, Tổng thống Yoweri Museveni đã ký Đạo luật Chống đồng tính luyến ái. Một lần nữa, Tòa án đã phải hủy bỏ đạo luật. 

Tường Phạm (tổng hợp)

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文