Làng bán thận lấy tiền làm nhà ở Nepal

13:47 05/07/2016
Từ lâu, Hokse - một trong những ngôi làng nằm cách 30 dặm về phía đông Kathmandu đã được biết đến là "trung tâm buôn bán thận" ở Nepal. Sau trận động đất kinh hoàng vào năm 2015, càng nhiều người ở ngôi làng 3.000 dân này bán thận kiếm tiền để xây dựng nhà cửa.


Thị trường buôn bán thận bùng nổ

Trong nhiều thập kỷ, những kẻ buôn thận đã coi Hokse là một nguồn cung cấp thận tiềm năng cho thị trường chợ đen. Kavrepalanchok, một xã nghèo của Hokse còn là nơi cung cấp thận chính cho thị trường Ấn Độ. Tại Ấn Độ, nội tạng trên thị trường chợ đen có giá cao gấp 50 lần so với giá mà người bán nhận được. Thậm chí, có người còn bị lừa đảo, không nhận được bất cứ khoản tiền nào.

Theo một nghiên cứu của Quỹ Châu Á công bố vào năm 2014, 42% người dân Hokse bán thận để mua đất hoặc nhà. Tuy nhiên, sau trận động đất năm ngoái, rất nhiều người dân Hokse mất nhà cửa. Phần lớn người dân vẫn phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ.

Một người dân ở làng bán thận Hokse ở Nepal.

Chính quyền địa phương cho biết, chi phí để xây dựng một ngôi nhà mới ở Hokse khoảng 4.000 USD, vượt xa thu nhập trung bình của người dân. Hầu hết người dân, trong đó có cả những người đã bán thận không kiếm được 50 USD/tháng.

Kết quả nghiên cứu của Quỹ Châu Á cho biết, sau trận động đất kinh hoàng xảy ra vào năm ngoái, thị trường buôn bán thận ở Nepal thực sự "bùng nổ", nhất là vào thời điểm nhu cầu cấy ghép nội tạng trên thế giới tăng mạnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, khoảng 10.000 ca cấy ghép nội tạng bất hợp pháp xảy ra trên thế giới mỗi năm.

Kenam Tamang, 63 tuổi, cho biết, ông đã bán thận cách đây 43 năm và là người đầu tiên bán thận ở Nepal. Kenam Tamang nói rằng, những kẻ buôn bán thận thường hoạt động thông qua các trung gian.

Chúng tìm cách tiếp cận những người nghèo, có cả trẻ em mới 15 tuổi và lôi kéo nạn nhân đến Ấn Độ để bán thận. Một số người bán thận trở về cảm thấy sức khỏe tốt lại tiếp tục rủ rê người khác bán thận.

"Khi những người môi giới bán thận đến, tôi đang xây nhà. Một người đàn ông hỏi: Tại sao phải làm việc vất vả như vậy. Hãy đi với tôi. Tôi sẽ giúp anh tìm công việc nhàn hạ nhưng có thu nhập tốt", Kenam Tamang nói.

Indra Bahadur Tamang, 65 tuổi, người từng bán thận một thập kỷ trước kể lại: "Một buổi sáng, tôi được đưa đến Siliguri, Ấn Độ gặp một nhóm đàn ông. Họ nói chuyện bằng tiếng Hindi nên tôi không hiểu được.

Trước đó, người đưa tôi đến Ấn Độ đã hứa sẽ trả 50.000 rupee (khoảng 500 USD) sau khi bán thận nhưng cuối cùng, tôi không nhận được bất cứ đồng tiền nào".

Không còn lựa chọn nào khác

"Mọi người không còn lựa chọn nào khác. Vì cần tiền, họ phải bán cả những gì quý giá nhất trong cơ thể. Những đường dây buôn bán thận tìm đến người nghèo và lôi kéo họ tham gia vào đường dây bán thận.

Đường dây này ngày càng được mở rộng", Raju Thapa, người đứng đầu tổ chức Nhân quyền không biên giới ở Nepal nói. Raju Thapa nói rằng, muốn giải quyết tận gốc vấn nạn này phải tìm được đáp án cho bài toán nghèo đói ở Nepal hiện nay.

Những ngôi nhà tạm bợ ở Hokse có thể bị gió giật đổ bất cứ lúc nào trong mùa mưa năm nay.

"Một số tổ chức từ thiện đã có kế hoạch xây dựng hợp tác xã chăn nuôi gia cầm ở Hokse với hy vọng mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân cũng như cung cấp nguồn thực phẩm sạch", Raju Thapa nói.

Raju Thapa cho biết thêm, giải pháp trên cũng chỉ là tạm thời. Ở Nepal, mùa mưa sẽ kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 6. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Gió to, mưa lớn khiến địa hình núi ở Hokse dễ bị sạt lở. Những người dân mất nhà cửa sau động đất vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.

"Tôi đã xây nhà bằng tiền bán thận của mình. Tuy nhiên, ngôi nhà đã bị sập trong trận động đất năm ngoái. Hiện tại, tôi đang sống trong một căn nhà tạm bợ có thể bị gió giật đổ bất cứ lúc nào", Chhenam Tamang, một người dân Hokse nói.

"Tôi hiện đang sống trong một cái lều. Tôi có thể làm gì?. Mưa kéo dài cả ngày, bão lớn, chúng tôi biết đi đâu", một người phụ nữ 40 tuổi may mắn sống sót từ đống đổ nát trong trận động đất năm ngoái chia sẻ.

Tường Phạm (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文