Lãnh đạo giáo phái Dera Sacha Sauda bị kết án 20 năm tù

10:44 11/09/2017
Gurmeet Ram Rahim Singh vừa bị Tòa án Ấn Ðộ kết án 20 năm tù vì tội hiếp dâm. Ông Singh bị buộc tội hãm hiếp 2 phụ nữ cách đây hơn chục năm.


Các báo cáo ban đầu cho thấy, ông Singh đã bị kết án 10 năm tù cho một tội hãm hiếp, các tội danh sẽ được áp dụng cùng lúc. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Cục Điều tra Trung ương, nơi điều tra vụ cáo buộc hãm hiếp chống lại ông Singh, cho biết ông này sẽ phải thụ án liên tiếp. Các luật sư của ông Singh đã xác nhận việc kết án có các điều khoản liên tục, không đồng thời. Do đó, với tội danh hãm hiếp 2 phụ nữ, ông Singh sẽ phải nhận mức án tù 20 năm.

Cáo buộc

Khoảng 50 phụ nữ đã đưa ra cáo buộc buộc tội hãm hiếp đối với ông Ram Rahim Singh, luật sư của các nạn nhân cho biết họ sẽ điều tra thêm về vụ án.

Luật sư Utsav Singh Bains nói với Hãng AFP: "Chúng tôi tin rằng có ít nhất 48 nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và rất có thể họ sẽ không ra làm chứng chống lại Rahim Singh vì quá sợ hãi với thế lực của ông ta”.

Không chỉ bị cáo buộc tội hãm hiếp 2 phụ nữ từ năm 2002, Singh còn bị cáo buộc tội chế nhạo thần thánh, giết người và tội ép buộc những người đi theo phải… thiến để "tiến gần hơn với thần thánh".

Các vụ bạo động

Hàng ngàn người theo ông Singh đã tụ tập để phản đối quyết định của tòa án tại Panchkula, bang Haryana, nơi phán quyết được công bố. Họ phản ứng bằng cách đập xe, châm lửa đốt các tòa nhà, tấn công cảnh sát ở thành phố, cách Delhi khoảng 150 dặm về phía bắc, và bạo lực sau đó còn lan sang các thành phố khác ở miền Bắc Ấn Độ. Ít nhất 38 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương. Những người ủng hộ ông Singh được tin là vẫn còn trong trụ sở của giáo phái Dera Sacha Sauda, mặc dù nhiều người muốn bỏ đi sau một thời gian căng thẳng với quân đội.

Bạo loạn bùng phát ở hai bang miền Bắc Ấn Ðộ khi giáo sĩ Ram Rahim Singh bị kết tội cưỡng hiếp hai thành viên nữ của môn phái.

Press Trust và các phương tiện truyền thông khác của Ấn Độ cho hay không có báo cáo về các bạo động tương tự sau khi ông Singh bị tuyên án vào ngày 28-8. Cảnh sát được triển khai với số lượng lớn, quân đội cũng đã sẵn sàng, và họ được lệnh "bắn hạ" những trường hợp quá khích khi có lệnh.

Các nhà chức trách đã phải tạm hoãn một số dịch vụ tàu hỏa cũng như xe buýt và một lệnh giới nghiêm đã được áp đặt ở một số khu vực thuộc bang Haryana và Punjab nhằm cố gắng ngăn chặn bạo lực, trong khi thủ đô Delhi đang cảnh giác.

Gurmeet Ram Rahim Singh là ai?

Gurmeet Ram Rahim 50 tuổi, sinh ngày 15-8-1967 tại làng Sri Gurusar Modia, quận Ganganagar, Rajasthan, là một guru “có tiếng” ở Ấn Độ; đồng thời là nhà sản xuất âm nhạc, ca sĩ - nhạc sĩ, diễn viên và nhà làm phim. Tuy nhiên, các bộ phim của Singh bị các nhà phê bình đánh giá một cách tiêu cực, nhiều người cho rằng chúng thật kém chất lượng và chỉ mang tính chất  tuyên truyền.

 Ngày 23-9-1990, Singh được chọn là lãnh đạo của Dera Sacha Sauda, một giáo phái mô tả chính nó như là "một tổ chức phi lợi nhuận xã hội và tổ chức tinh thần", có nhiều tín đồ ở miền Bắc Ấn Độ và tuyên bố có 60 triệu tín đồ trên toàn thế giới. Thường được gọi là "guru của bling", Singh được biết đến với lối sống hào nhoáng và trang phục lộng lẫy. Singh cũng được tờ Indian Express đưa vào vị trí thứ 96 trong danh sách 100 người Ấn Độ quyền lực nhất năm 2015.

Kết án

Với tội danh cưỡng hiếp 2 phụ nữ tại trụ sở của giáo phái, bản án dành cho Singh là 20 năm tù. Tuy nhiên, Singh phải ra trước vành móng ngựa để nghe tòa tuyên án, mà thẩm phán kết án ông ta đã phải đáp máy bay trực thăng tới thẳng nhà tù nơi Singh đang bị giam giữ ở thị trấn Rohtak, cách New Delhi khoảng 50 dặm về phía tây bắc. Các luật sư của Singh cho biết họ sẽ kháng cáo.

Trong bài diễn văn hàng tháng vào tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết ông rất lo lắng vì những bạo lực xảy ra ở Delhi. Ông nói: "Bạo lực không được chấp nhận ở trong nước, dưới bất kỳ hình thức nào. Những người coi thường luật pháp hoặc hành động bạo lực sẽ không được tha thứ, dù họ là ai".

Trọng Nhân

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文