Lật tẩy mánh khóe tinh vi của tội phạm tín dụng đen

06:32 18/11/2020
Dù núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính..., để tiến hành hoạt động cho vay với lãi suất cao, song nhiều đường dây cho vay lãi nặng đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện, triệt phá.

Dù các đối tượng đã tìm cách ngụy trang dưới nhiều vỏ bọc tinh vi như lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính..., để tiến hành hoạt động cho vay với lãi suất cao, song nhiều đường dây cho vay lãi nặng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện, triệt phá.

Từ vụ kiện dân sự phát hiện ra đường dây tín dụng đen

Giữa tháng 9-2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã điều tra, làm rõ hai vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với hai đối tượng gồm Phạm Thị Hiền (SN 1972, trú tại khu 7, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì) và Lê Thị Kim Thanh (SN 1980, trú tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Trước đó, tháng 1-2019, chị Lê Thị Kim Thanh đã thế chấp 30% cổ phần Công ty TNHH Xây dựng thương mại Thịnh Đạt do chị là chủ sở hữu để vay 4 tỷ đồng của anh Lê Quyết Th, Giám đốc của một quỹ tín dụng trên địa bàn TP Việt Trì với lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Anh Lê Quyết Th yêu cầu chị Thanh làm thủ tục chuyển nhượng 30% cổ phần cho chị Phạm Thị Hiền và chồng chị Hiền là anh Bùi Trường Thắng; thời hạn vay tiền là 7 tháng; hai bên thỏa thuận sau thời hạn này nếu chị Thanh không trả được tiền thì toàn bộ 30% cổ phần thế chấp thuộc về chị Hiền. Tuy nhiên, chị Thanh chỉ trả lãi được 3 tháng sau đó không trả được khoản tiền nào. Sau đó, chị Hiền đã khởi kiện chị Thanh đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử công nhận 30% cổ phần Công ty TNHH Xây dựng thương mại Thịnh Đạt Phú Thọ.

Hai đối tượng cho vay nặng lãi tại cơ quan Công an.

Cũng xuất phát từ sự việc này, Hiền đã tố cáo hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Thanh. Quá trình đấu tranh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ xác định: Chị Thanh có bạn tên là anh Trần Ngọc Th là cán bộ của tỉnh Yên Bái cần tiền để đáo hạn ngân hàng. Cũng vì nể bạn bè, chị Thanh đã đứng ra bảo lãnh cho anh Th vay 1,7 tỷ đồng của chị Phạm Thị Hiền với lãi suất 15 triệu đồng/ngày, sau 6 ngày thì tính lãi 3.000đ/ngày. Anh Th vay tiền của chị Hiền từ ngày 26-7-2018 đến ngày 31-8-2018 đã phải trả hơn 188 triệu đồng tiền lãi.

Quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ xác định: Thông qua mối quan hệ quen biết giữa Lê Thị Kim Thanh với chị Bùi Thị Thu Th (trú tại tỉnh Phú Thọ), trong khoảng thời gian từ tháng 6- 2018 đến tháng 4 – 2019, Thanh đã nhiều lần cho Th vay tiền với lãi suất theo thỏa thuận là 5.000 đồng/ngày/ triệu đồng; khi vay Th nói với Thanh là vay để làm ăn kinh tế. Sau đó, Th vay và trả cả gốc và lãi rất nhiều lần. Các lần vay và trả lãi, Th theo dõi vào trong một quyển sổ A4 kê số lần vay và trả cả gốc và lãi có chữ ký xác nhận của Thanh bên dưới mỗi lần trả. Các lần vay này Thanh cũng có sổ theo dõi việc trả tiền gốc và tiền lãi nhưng không có chữ ký xác nhận của chị Th. Cụ thể chị Th đã 16 lần vay tiền với tổng số tiền là 5.060.300.000 đồng. Chị Th đã trả cho chị Thanh 2.945.300.000đ tiền gốc, hiện còn nợ 2.115.000.000đ. Đối với tổng số tiền cho vay 5.060.300.000 đồng, chị Thanh đã nhận tổng số tiền lãi 5.761.290.000đ; việc trả gốc và lãi này chị Th theo dõi trong quyển sổ của mình ghi các lần trả gốc và lãi có chữ ký xác nhận việc nhận tiền của chị Thanh. Phòng Cảnh sát hình sự xác định Lê Thị Kim Thanh cho chị Th vay với lãi suất gấp 9 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự cho phép đã đủ yếu tố cấu thành “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rõ hành vi phạm tội của Phạm Thị Hiền. Trong thời gian từ ngày 26-7-2018 đến ngày 31-7, Hiền đã cho anh Trần Ngọc Th (trú tại tỉnh Yên Bái) vay 1,7 tỷ đồng với lãi suất 15.000.000 đồng/ngày = 317,646%/năm, gấp 15,9 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự cho phép là 20% và thu lợi bất chính là 84.338.700 đồng. Đến ngày 31-7-2018, anh Th trả được Hiền 400 triệu đồng tiền gốc và nợ gần 1,4 tỷ đồng. Số tiền này, hai bên thống nhất lãi suất là 3.000 đồng/ triệu/ngày = 108%/năm, gấp 5,4 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự cho phép là 20%. Tiếp đó, từ ngày 1 đến ngày 15-8-2018 tiền lãi trong 15 ngày là hơn 62 triệu đồng, Hiền thu lợi bất chính hơn 50 triệu đồng .

Trong ngày 15-8-2018, anh Th trả Hiền 700 triệu tiền gốc, còn nợ lại hơn 752 triệu đồng. Khoản tiền này vẫn tính lãi suất 3000đ/1 triệu/ngày = 1080, gấp 5.4 lần so với lãi suất mà Bộ luật Dân sự cho phép là 20%. Từ ngày 15-8 đến ngày 31-8-2018, tiền lãi trong 15 ngày hơn 33 triệu đồng, Hiền thu lợi bất chính hơn 27 triệu đồng. Cơ quan điều tra xác định, Hiền đã cho Th vay tiền với với lãi suất gấp 15 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính trên đủ yếu tố cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự.

Quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Thị Hiền.

Ngăn chặn tín dụng đen

Ngoài vụ án này, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ còn phát hiện nhiều đối tượng núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ tạo vỏ bọc đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt động cho vay không thế chấp; huy động vốn; kinh doanh tài chính, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/ năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay”...

Theo Trung tá Nguyễn Anh Hùng, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm theo tuyến địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự, cho biết: “Khi cho vay, đối tượng cho vay đều yêu cầu người vay phải viết giấy biên nhận với nội dung nhận tiền xin việc; viết giấy mua, bán nhà, ôtô... Tuy nhiên trên các sổ sách, giấy tờ đều không thể hiện lãi suất, mà thực tế, các hoạt động cho vay thể hiện trên trang web mà chúng đã mua. Nhưng khi bị phát hiện, các đối tượng đã xóa toàn bộ dữ liệu, đòi hỏi Cơ quan điều tra phải tìm ra được số điện thoại mà chúng dùng để đăng ký sử dụng trang Web mới có thể khôi phục được dữ liệu”.

Trường hợp của Nguyễn Quốc Chính (SN 1982, trú phường Gia Cẩm, TP Việt Trì) và Lê Nguyên Dương (SN 1990, trú phường Dữu Lâu, TP Việt Trì) là một ví dụ. Vào thời điểm bị bắt giữ, Nguyễn Quốc Chính đang là Giám đốc của Công ty TNHH Xây dựng Phúc Đạt. Song đây chỉ là vỏ bọc để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, đối tượng Lê Nguyên Dương từ ngày 1-1-2018 đến ngày 24-3-2020 cũng đã cho nhiều người vay với lãi suất vượt quá quy định.

Từ thực tiễn trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, Phòng Cảnh sát hình sự phối hơp với các đơn vị đã đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội. Cùng với việc chỉ đạo Công an các huyện, thành thị tiến hành rà soát, lập danh sách, lý lịch các đối tượng quản lý, cơ sở cầm đồ, hỗ trợ tài chính trên địa bàn.

Đơn vị đồng thời đã đấu tranh, triệt xóa nhiều ổ nhóm hoạt động tội phạm có liên quan đến tín dụng đen từ các vụ đánh bạc tổ chức đánh bạc. Những kết quả trên đã góp phần kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn; không để hình thành các các băng,  nhóm tội phạm hoạt động lộng hành theo kiểu “xã hội đen” hoặc sử dụng vũ khí nóng gây án.

Thượng tá Phạm Đình Thi, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Thọ cho biết Công an tỉnh đã và đang triển khai một số giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được hậu quả có thể xảy ra trong việc tham gia tín dụng đen. Từ đó, chủ động phòng ngừa, không rơi vào cái bẫy của tội phạm.

Hoàng Xuân

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文