Liên Hiệp Quốc ký thỏa thuận bí mật với Myanmar

10:50 09/07/2018
Ngày 30-6, Hãng Reuters đưa tin đã tiếp cận được một thỏa thuận bí mật giữa Chính phủ Myanmar và Liên Hiệp Quốc (LHQ), trong đó những người tị nạn Rohingya được quay trở về Myanmar với nhiều vấn đề cần giải quyết.


Hồi cuối tháng 5, LHQ đã ký một thỏa thuận phác thảo với Myanmar nhằm cho phép hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya trú ẩn ở Bangladesh trở về an toàn có lựa chọn, nhưng không đưa ra chi tiết về thỏa thuận này. Đến ngày 29-6, Reuters đã tiếp cận được một bản sao biên bản ghi nhớ (MoU) đã được thống nhất giữa LHQ và chính quyền Myanmar. Bản MoU này cũng bị rò rỉ trực tuyến.

Quyền công dân và quyền của những người tị nạn trở về Myanmar là những điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận khôi phục quyền tiếp cận vào bang Rakhine cho các cơ quan LHQ. LHQ đã bị cấm tiếp cận Rakhine, nơi bị tàn phá vì xung đột, kể từ tháng 8 năm ngoái. Biên bản ghi nhớ viết: “Những người trở về sẽ được hưởng quyền tự do di chuyển giống như tất cả các công dân Myanmar khác ở bang Rakhine, phù hợp với các luật và quy định hiện hành”.

Các nhà lãnh đạo tị nạn và các nhóm nhân quyền nói thỏa thuận không đảm bảo các quyền cơ bản cho người Rohingya, khi có khoảng 700.000 người đã bỏ trốn do xung đột. Laura Haigh, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế Myanmar, cho biết: “Như vậy, việc hồi hương người Rohingya về Rakhine có nghĩa là đưa họ trở lại trạng thái bị phân biệt chủng tộc - một nơi mà họ không thể tự do đi lại và đấu tranh để tiếp cận trường học, bệnh viện và công việc. Không có gì trong tài liệu này cung cấp bất kỳ đảm bảo rằng điều này sẽ thay đổi".

UNHCR, Cơ quan Tị nạn của LHQ, trước đây đã gọi bản MoU nói trên là "bước đầu tiên và cần thiết để thiết lập một khuôn khổ hợp tác" với chính phủ. Reuters đã xác nhận nội dung của MoU với các nguồn tại 2 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Dự thảo ngày 30-5 mà Reuters tiếp cận được viết một ngày trước khi thỏa thuận được ký kết.

Các nhóm nhân quyền và cơ quan viện trợ cho biết Cao ủy LHQ về Người tị nạn và Chương trình Phát triển LHQ đã dành hàng tháng đàm phán thỏa thuận, nhưng không giành được những nhượng bộ mạnh từ Chính phủ Myanmar, đặc biệt là các vấn đề về quyền công dân và tự do di chuyển. Đại đa số người Phật giáo Myanmar không công nhận người Rohingya là một nhóm dân tộc bản địa, và vì thế phủ nhận hầu hết quyền công dân của họ. Chính phủ đề cập đến họ là "Bengalis", một thuật ngữ ngụ ý rằng họ là những người đến từ Bangladesh, mặc dù nhiều người đã chứng minh nguồn gốc của họ là đã ở Myanmar hàng thế hệ.

Bản ghi nhớ không dùng từ Rohingya khi đề cập đến những người tị nạn, yêu cầu chính phủ “cấp cho tất cả những người hồi hương giấy tờ tùy thân thích hợp và đảm bảo con đường rõ ràng và tự nguyện cho quốc tịch đối với những người đủ điều kiện”.

Nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo Rohingya nói rằng họ sẽ không trở lại nếu không có sự bảo đảm của quốc tịch và từ chối Thẻ Xác minh Quốc gia, một tài liệu nhận dạng thay thế mà Myanmar đã buộc họ chấp nhận, nói rằng họ phân loại cư dân là người nhập cư mới và không cho phép du lịch tự do.

Mohibullah, Chủ tịch Hiệp hội Hòa bình và Nhân quyền Arakan Rohingya, một tổ chức của người Rohingya có trụ sở tại các trại tị nạn ở Bangladesh, cho biết: “Chúng tôi rất tức giận với bản MoU này. Nó không đề cập đến Rohingya. Ngoài ra, nó còn nói di chuyển tự do trong bang Rakhine, nhưng điều đó rất khó cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ không chấp nhận MoU này".

Thùy Dương

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文