Liên Xô đã cứu Moskva khỏi dịch bệnh đậu mùa bằng nỗ lực kỷ lục

07:30 24/04/2020
Một chiến dịch chưa từng có đã được tổ chức tại Liên Xô để chống lại sự bùng phát của "bệnh đậu mùa" ở Moskva, kết quả đã ngăn chặn dịch bệnh.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra tuyên bố kêu gọi công dân Nga thực hiện cuộc chiến chống dịch COVID-19 một cách nghiêm túc.

Tổng thống cũng đề cập rằng chính quyền Nga đang nghiên cứu kinh nghiệm chống dịch bệnh trong quá khứ. Thật vậy, cả Nga và Liên Xô đều có kinh nghiệm về việc loại trừ dịch bệnh cực kỳ hiệu quả - vào năm 1950-1969, một chiến dịch chưa từng có đã được tổ chức tại Liên Xô để chống lại sự bùng phát của "bệnh đậu mùa" ở Moskva, kết quả đã ngăn chặn dịch bệnh ở trong nước và  tránh lây lan ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.

Quà lưu niệm từ Ấn Độ

Ngày 23/12/1959, thủ đô Moskva đứng trên bờ vực thẳm của bệnh dịch đậu mùa. Một loại virus nguy hiểm đã được đưa đến thủ đô bởi một người - nghệ sĩ Alexei Kokorekin. 

Anh đến thăm Ấn Độ, tham dự đám tang của một Bà la môn địa phương đã chết vì bệnh đậu mùa, và ngoài những món quà lưu niệm thông thường cho người thân và bạn bè, anh còn mang theo những vật dụng cá nhân của vị Bà la môn anh đã mua trong đám tang.

Bệnh đậu mùa tự nhiên hay còn gọi là đậu mùa đen là một bệnh nhiễm trùng do virus có khả năng lây nhiễm cao, đặc trưng bởi tiến triển nặng, sốt, nổi mẩn trên da và niêm mạc, thường để lại sẹo và dẫn đến tử vong.

Nhân viên phòng thí nghiệm Trung tâm bệnh đậu mùa Moskva nghiên cứu virus.

Nghệ sĩ đã bay từ Ấn Độ sớm hơn một ngày so với kế hoạch, vì vậy sau khi qua kiểm soát biên giới và hải quan, Kokorekin trở về nhà với tình nhân của mình. 

Người nghệ sĩ ho một chút. Sau khi tặng tình nhân nhiều món quà, ngày hôm sau, Kokorekin trở về với gia đình. Sau cuộc hội ngộ vui vẻ và tặng quà lưu niệm, Kokorekin cảm thấy mệt mỏi và đi ngủ. Đến tối, cơn ho tăng lên, nhiệt độ tăng - người vợ gọi xe cứu thương.

Vào ngày 27/12/1959, Kokorekin đã phải nhập Bệnh viện Botkin nổi tiếng với chẩn đoán "cúm nặng". Chỉ 2 ngày sau, ngày 29/12/1959, Kokorekin qua đời. Khám nghiệm tử thi cho thấy chẩn đoán bệnh variola vera, bệnh đậu mùa.

Mức độ nghiêm trọng của các sự kiện đã trở nên rõ ràng vào ngày thứ hai khi một số nhân viên bệnh viện được chẩn đoán nhiễm virus. Tin tức đã được báo cáo cho lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước. Rõ ràng Moskva và toàn thể Liên Xô chỉ cách dịch bệnh ông thể điều trị trong vòng “gang tấc”: Lần cuối cùng họ tiêm phòng bệnh đậu mùa đại trà vào năm 1936.

Cuộc đua với thời gian để ngăn chặn dịch

KGB của Liên Xô, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế đã cố gắng làm  những điều tưởng như không thể: Họ đã xác định và cách ly tất cả những người ít nhất bằng cách nào đó đã tiếp  xúc với người nhiễm bệnh.

Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi cả vợ và nhân tình của Kokorekin đều mang quà từ Ấn Độ đặt bán ở cửa hàng ký gửi- thực tế không thể theo dõi hành trình của những  vật thể lây nhiễm.

Kết quả: tổng cộng, trong vụ dịch bùng phát ở Moskva, 19 người đã bị lây nhiễm từ bệnh nhân Kokorekin. 23 người khác bị nhiễm xác định là F1, và ba người nữa F2. Ba trong tổng số người nhiễm bệnh đã tử vong.

Nhân viên Viện virus học Moskva mang tên Ivanovsky nuôi cấy virus đậu mùa trên da bê để chế tạo vắc-xin.

Các biện pháp phòng ngừa bất thường đã được triển khai và  thực hiện tại Moskva. Khẩn trương bắt đầu sản xuất loại vaccine chống bệnh đậu mùa. Trong vòng ba ngày, 10 triệu liều vaccine bệnh đậu mùa đã được chuyển đến Moskva bằng đường hàng không.

Trong năm 1960, 7 triệu cư dân Moskva đã được tiêm phòng. Mỗi tuần, 1,5 triệu người đã được tiêm chủng, và đã lập ra 10 nghìn đội y tế để tiêm phòng cho dân chúng, nhân viên y tế bao gồm các bác sĩ và cả sinh viên của các trường y.

Một tháng sau,  đợt dịch đậu mùa do  một người duy nhất đưa vào Liên Xô đã được dập tắt. Kết quả: Có thể ngăn chặn dịch bệnh trong nước và chặn lây lan ra ngoài Liên Xô, cũng như tiến hành tiêm phòng cho cư dân thủ đô và ngoại ô Moskva trong một thời gian ngắn nhất. Sự kiện này đã trở thành phong trào chưa từng có trên thế giới về tiêm chủng cho dân, cả về quy mô và về mặt thời gian.

Câu chuyện về sự bùng phát bệnh đậu mùa ở Moskva đã hình thành nên cơ sở của chuyện  ngắn “Tai họa ập đến thành phố” của Alexandr Milchakov, dựa theo đó, bộ phim cùng tên được quay vào năm 1966.

Ngọc Trang (theo Sputnik)

Ngày 20/5 vừa qua, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Dự thảo luật đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, hướng tới hệ thống pháp luật hình sự nhân đạo hơn, phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam và bảo đảm công bằng trong chính sách hình sự...

Ngày 22/5, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, mở rộng điều tra đường dây ma túy do đối tượng Ngân Mun cầm đầu (đã thu giữ 37kg ma túy hồi tháng 3/2025), đến nay Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh đã triệt phá thành công đường dây mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy khủng, thu giữ khoảng 140 kg ma túy các loại, khởi tố và đưa về làm rõ khoảng 40 đối tượng…

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “Tham ô tài sản sản” ra tại Trường Năng khiếu thể dục thể thao tỉnh Bến Tre

Sau nhiều năm, nhiều lần kiến nghị và mòn mỏi chờ được gỡ vướng, ngày 29/4 vừa qua 6 doanh nghiệp là các chủ đầu tư dự án thành phần của dự án khu dân cư 154 ha Bình Trưng Đông - Cát Lái ở TP Thủ Đức đã đồng loạt ký tên, đóng dấu tập thể vào văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng đề nghị được tháo gỡ pháp lý dự án nhằm đưa đất vào sử dụng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.