Liên Xô phá vòng vây, chế tạo máy bay quân sự
- Những mẫu xe hơi độc bị lãng quên của Liên Xô
- Thám tử số một ở Liên Xô trước đây
- Mở lại hồ sơ về cuộc đào tẩu của chiếc MiG 25: Từ miền viễn Đông Liên Xô
Theo báo Russia Beyond the Headlines, sau khi cuộc nội chiến Nga kết thúc năm 1922, LX tan hoang, quân đội suy yếu. Công nghiệp quốc phòng thời Sa hoàng kém xa với châu Âu, dù có thể đóng tàu chiến và sản xuất súng trường.
Đầu thập niên 1920, LX phải tìm cách khác. Giải pháp duy nhất là tái tập công nghệ quân sự quốc gia, vốn kém xa phương Tây về công nghệ và khả năng thiết kế. Vì trong khi Hồng quân đánh Bạch vệ, châu Âu chẳng vội chia sẻ các tri thức này với LX.
Cuối thập niên 1920, khi kinh tế bắt đầu phục hồi, LX tung tiền mua khí tài quân sự từ nước ngoài. Đó cũng là lúc châu Âu cùng Mỹ sa vào cuộc Đại suy thoái kinh tế năm, vàng của Nga trở nên có ích đối với họ.
Atorm sử dụng mẹo
Vì lúc đó LX không có quan hệ ngoại giao với nhiều nước phương Tây, nên phải mở các công ty tư nhân tại nước ngoài để mua khí tài quân sự. Tập đoàn thương mại Arcos ở Anh cùng Amtorg làm ăn ở Mỹ được lập để điều phối các tình huống hợp tác kỹ thuật, từ xác định, chọn lọc phương tiện quân sự nào nên mua, cho đến tổ chức cho các kỹ sư LX tham quan những nhà máy sản xuất của Mỹ…
Một máy bay quân sự huyền thoại của Liên Xô thời Thế chiến 2 |
Trước hết, LX cần công nghệ máy bay Mỹ. Năm 1922, nhận được một động cơ chiếc Liberty V12 có độ tín cậy và chất lượng sản xuất. LX quyết định sao chép mẫu động cơ này để sản xuất hàng loạt tại một xí nghiệp ở Moscow.
Nhưng một động cơ chưa đủ. Còn phải có tài liệu kỹ thuật kèm theo, linh kiện… cho một dự án lớn, nên việc tập hợp những món còn thiếu này được giao cho Amtorg, cùng số tiền 1,5 triệu USD, một món tiền lớn vào thời đó, để mua sắm.
Nhưng dù nhiều tiền, các đại diện LX lại va phải sự không tin tưởng, vì bất kỳ công ty nào của LX đều lập tức bị nghi ngờ, không được mua số lượng lớn. Vì thế, Amtorg phải mau chóng làm chủ những mưu mẹo của chủ nghĩa tư bản, gồm tổ chức các công ty vỏ bọc, cùng các doanh nghiệp “biến mất trong đêm” để làm ăn thay.
Đợt hàng động cơ Liberty và 350 bộ đánh lửa được mua thông qua một công ty vỏ bọc là Zaustinsky Office. Nhưng chỉ vài năm sau, các kênh mua bán trực tiếp được lập, LX không còn cần dạng công ty vỏ bọc này nữa.
Hưởng lợi từ cuộc Đại suy thoái
Hàng tấn hàng hóa về nhờ Amtorg, vận chuyển nhờ một dịch vụ vận tải đặc biệt do Ủy ban ngoại thương LX thành lập. Riêng năm 1925, Amtorg mua linh kiện máy bay trị giá 400.000 USD, kèm theo nhiều container sách, tài liệu… do các công ty Mỹ cung cấp.
Năm 1929, một sĩ quan không quân LX đến Mỹ, với nhiệm vụ nghiên cứu các cơ sở sản xuất dù. Vị khách LX không chỉ được xem cách sản xuất, mà còn được mời thử thực hiện một cuộc nhảy dù. Thích thú với trải nghiệm này, vị sĩ quan về nước quảng bá dù… LX lập đơn vị lính dù đầu tiên.
Ban đầu, người Mỹ miễn cưỡng bàn chuyện bán cả một chiếc máy bay cho người Nga. Nhưng cuộc Đại suy thoái kinh tế 1929 buộc người Mỹ phải nhượng bộ. Năm 1934, các đoàn LX bắt đầu đến Mỹ mua những mẫu phương tiện và công nghệ, dưới sự giám sát của nhà thiết kế máy bay dân sự Andrei Tupolev và Mikhail Gurevich, người thiết kế chiến đấu cơ MiG.
Năm 1936, người LX mua và lái chiếc vận tải cơ DC-3 về nước, cùng các mẫu thuyền và máy bay dùng để đổ bộ, và thậm chí mua được một chiếc máy bay tấn công mặt đất.
Các đoàn Nga cũng suýt có được “viên kim cương trên vương miện” của kỹ nghệ máy bay Mỹ: oanh tạc cơ hạng năng “Pháo đài bay” B-17, vốn đã có hàng ngàn chiếc được sử dụng để đánh trục quân phiệt Đức-Nhật hồi Thế chiến 2. Nhưng vì giá bán B-17 quá cao, đoàn Nga đành thôi.
Không một mẫu khí tài nào được “làm nhái”. Người LX chỉ ứng dụng những nhiều yếu tố tốt nhất của chúng để thiết kế và sản xuất hàng loạt máy bay quân sự. Và LX sản suất ra những máy bay quân sự huyền thoại, làm không quân phát - xít Đức khiếp đảm...