Litva điều tra nhà tù bí mật của CIA

08:30 08/04/2015
Một lần nữa vấn đề nhà tù bí mật của CIA lại được dư luận nhắc tới sau khi các công tố viên Litva cho biết (2/4), đã tái điều tra về thông tin Mỹ từng lập một trung tâm bí mật để giam giữ và thẩm vấn những đối tượng tình nghi thuộc Al-Qaeda cách đây một thập kỷ tại quốc gia Baltic này. 

Khoảng 4 năm trước, các công tố viên Litva đã phải ngừng cuộc điều tra vì không đủ bằng chứng và có một số sai sót. Nhưng sau khi cựu Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski thừa nhận (năm 2014), nước này từng cho phép Mỹ đặt một nhà tù bí mật của CIA, và người ta lại có cớ để tái khởi động cuộc điều tra ở Litva.

Được biết, cơ quan chức năng Litva đã điều tra các cựu quan chức tình báo nước này được cho là từng bưng bít sự thật về sự tồn tại của một "địa điểm đen" của CIA; và cuộc điều tra này được tiến hành cùng với một cuộc điều tra khác liên quan tới việc công dân Saudi Arabia là Mustafa al-Hawsawi từng bị giam tại nhà tù bí mật của CIA ở Litva trong năm 2005-2006. Sự tồn tại của nhà tù bí mật này diễn ra sau khi Litva gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO năm 2004.

Giới truyền thông cho biết, chính phủ Litva quyết định tái khởi động điều tra về nhà tù bí mật của CIA sau khi Thượng viện Mỹ công bố bản báo cáo tóm lược về hoạt động của CIA hồi cuối năm 2014. Theo đó, CIA đã tiến hành chiến dịch bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn bằng các biện pháp cực kỳ tàn bạo đối với những đối tượng bị tình nghi thuộc Al-Qaeda.

Từ trái sang: Tổng thống Barack Obama, cựu Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống Bill Clinton.

Và theo thống kê, CIA đã giam giữ khoảng 100 nghi phạm khủng bố tại những nhà tù bí mật bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ như Afghanistan, Ba Lan, Romania, Litva, Thái Lan...

Gần 3 tháng trước (20/1), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) đã hối thúc các nước châu Âu thừa nhận từng hợp tác với CIA trong việc tra tấn tù nhân và giúp đưa những người liên đới ra trước công lý. Việc này diễn ra sau khi Thượng viện Mỹ tiết lộ các biện pháp CIA từng sử dụng để tra tấn nghi can khủng bố. Chuyên gia về nhân quyền và chống khủng bố của AI, bà Julia Hall cho rằng, người ta không thể tiếp tục vin cớ an ninh quốc gia một cách vô căn cứ để che giấu sự thật về vai trò của họ trong các vụ tra tấn và biến mất của một số người.

Theo bà Julia Hall, tiết lộ trong báo cáo của Thượng viện Mỹ cho thấy, một số chính phủ nước ngoài đã đóng vai trò thiết yếu đối với sự thành công trong các chiến dịch của CIA. Trong khi đó, ông Ben Emmerson, người đặc trách chuẩn bị báo cáo của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và Chống khủng bố thẳng thắn kiến nghị, phải khởi tố các nhân vật cấp cao trong chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cùng những quan chức CIA về các biện pháp tra tấn nghi phạm khủng bố.

Và sau những cáo buộc kể trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định (9-1) bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính David Cohen làm Phó giám đốc CIA, thay bà Avril Haines chuyển sang làm Phó cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng. Trước đó (24/12/2014), khi trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-24, ủy viên của Bộ Ngoại giao Nga về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và pháp quyền, ông Konstantin Dolgov đã hối thúc công khai hàng nghìn trang thông tin về tình trạng tra tấn tù nhân tại các nhà tù của Mỹ. Bởi ngày 13/12/2014, tờ Tấm gương của Đức dẫn tuyên bố của cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Romania (SIE) Ioan Talpes khi thừa nhận về sự tồn tại nhà tù của CIA.

Theo ông Ioan Talpes (làm Giám đốc SIE từ năm 1992-1997 và từ năm 2000-2004 là Chánh Văn phòng Phủ tổng thống dưới thời ông Ion Iliescu), có 1-2 địa điểm trên đất Romania có thể được CIA dùng làm nơi giam giữ người và nhiều khả năng có những hành động vô nhân đạo và việc này diễn ra từ 2003-2006. Trước đó, ông Ioan Talpes cũng từng xác nhận với nhật báo Bucarest Adevarul về sự tồn tại của các "trại giam quá cảnh của CIA". Cựu Giám đốc SIE cho biết, không thể tiết lộ bí mật kể trên khi Mỹ còn im lặng.

Theo báo cáo của Thượng viện Mỹ công bố hôm 9/12/2014, CIA đã sử dụng nhiều biện pháp thẩm vấn tàn bạo đối với các nghi phạm khủng bố bị bắt sau "sự kiện 11/9/2001", trong đó có trấn nước, cô lập, đánh đập... và CIA đã đánh lừa giới chức Mỹ, cũng như công chúng rằng, những biện pháp này giúp họ thu thập thông tin để cứu sống nhiều người khác.

Và khi trả lời với hãng Fox News, cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney tuyên bố, cựu Tổng thống George W. Bush biết tất cả mọi thứ ông ấy cần và muốn biết về chương trình thẩm vấn của CIA. Ông Dick Cheney còn nhấn mạnh, cựu Tổng thống George W. Bush biết rõ về những kỹ thuật mà CIA sử dụng để thẩm vấn nghi phạm và ông ấy là một phần không thể thiếu trong chương trình này.

Mạnh Phong

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文