Lo ngại của ASEAN trước sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn

15:51 05/08/2020
Các nước thành viên của ASEAN chắc chắn sẽ trở thành đối tượng lôi kéo giữa một bên là Mỹ và đồng minh trong "bộ tứ" (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) và một bên là Trung Quốc.

Khu vực Đông Nam Á được xác định là trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cũng là điểm mấu chốt của sáng kiến "Vành đai và Con đường". Vì vậy, các nước thành viên của ASEAN chắc chắn sẽ trở thành đối tượng lôi kéo giữa một bên là Mỹ và đồng minh trong "bộ tứ" (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) và một bên là Trung Quốc. Vấn đề đặt ra cho ASEAN lúc này là làm sao giữ được sự đoàn kết và vai trò trung tâm của cả khối trong các cơ chế an ninh khu vực, không để bị kéo vào vòng xoáy cạnh tranh và nguy cơ chia rẽ mới.

FOIP và BRI thách thức vai trò trung tâm của ASEAN

Việc đồng thời có cả sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (FIOP) do Mỹ giữ vai trò chủ đạo cùng với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ (bộ tứ) có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tình hình thế giới, cạnh tranh theo kiểu "có tổng bằng không", đặc biệt là tại các điểm nóng như biển Đông, biển Hoa Đông, vùng lãnh thổ Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, sự cọ xát giữa BRI và FOIP được dự báo sẽ tiếp tục làm cho cuộc chạy đua vũ trang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp hơn.

Cả Trung Quốc và các thành viên "bộ tứ" khẳng định các chiến lược nói trên của họ sẽ đem lại lợi ích chung cho các bên. Đồng thời, ASEAN vẫn đi đầu và đóng vai trò trung tâm trong các hành động và hoạt động xây dựng kiến trúc khu vực. Tuy nhiên, các nước thành viên của tổ chức này không thể không lo ngại sẽ có tác động địa chính trị dưới dạng tăng cường khả năng quân sự nói chung, sức mạnh hải quân nói riêng của Trung Quốc.

Một số nước ủng hộ FOIP cho rằng việc tái thiết lập "bộ tứ" chính là một sáng kiến rất giá trị cho tương lai của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh vai trò và vị thế của ASEAN đang có dấu hiệu bị giảm đi. 

Trong khi đó, BRI được Trung Quốc khẳng định sẽ đem lại các dòng vốn hữu ích giúp các quốc gia Đông Nam Á phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển kết nối khu vực với thế giới. Hơn nữa, giao thương giữa các nước thành viên ASEAN cũng sẽ thuận tiện hơn, tạo động lực để thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, tăng sức cạnh tranh của từng nước với các nước trong và ngoài khu vực.

Các nước lớn, mặc dù khẳng định sự ửng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN nhưng thực tế họ cũng đang tìm cách tạo ảnh hưởng đến các nước thành viên cũng như cả khối ASEAN. Đây là điều không có lợi cho sự đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN.

ASEAN cần làm gì để duy trì vai trò trung tâm?

Thứ nhất, các nước ASEAN cần phải duy trì nguyên tắc "bao trùm và trung lập" trong giải quyết vấn đề quan  hệ với các cường quốc để duy trì vai trò trung tâm của tổ chức. Tuyên bố về khu vực hòa bình, trung lập (ZOPFAN, năm 1971) thể hiện rõ định hướng trung lập của ASEAN. 

Theo đó, mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài. Nếu ASEAN bày tỏ sự ửng hộ hoàn toàn đối với FOIP của "bộ tứ" hay BRI của Trung Quốc thì nguyên tắc "bao trùm và trung lập" của ASEAN sẽ bị mất hiệu lực.

Thứ hai, ASEAN cần thúc đẩy, duy trì cơ chế giải quyết xung đột và tranh chấp thông qua tham vấn, trung gian và hòa giải. Đây là cơ chế đã được các nước ASEAN vận dụng tương đối thành công kể từ khi ASEAN ký Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của khối phù hợp với bối cảnh mới năm 2010. 

Ví dụ, năm 2011, tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Preah Vihea đã được ASEAN giải quyết ổn thỏa thông qua đối thoại kéo dài hai ngày tại Thủ đô Jakarta, Indonesia. Do đó, vấn đề tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia không cần phải đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (UNSC).

10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc cũng đã đạt được đồng thuận về dự thảo văn bản đàm phán duy nhất Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong năm 2018. Mặc dù, ASEAN và Trung Quốc còn phải trải qua nhiều vòng đàm phán để đạt được thỏa thuận cuối cùng đối với văn bản nói trên. Tuy nhiên, việc thông qua văn bản này cũng là một thắng lợi đáng ghi nhận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của ASEAN.

Thứ ba, ASEAN cần tiếp tục chứng tỏ tổ chức này có khả năng giải quyết những vấn đề xuyên quốc gia của khu vực mà một nước đơn lẻ không làm được. Điển hình là, cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều tại Singapore (6-2018) và Hà Nội (2-2019). Điều này không chỉ giúp Việt Nam và Singapore mà "cả khu vực Đông Nam Á tỏa sáng trên sân khấu toàn cầu".

Thứ tư, cạnh tranh Mỹ-Trung hiện đang có dấu hiệu leo thang căng thẳng và trở nên phức tạp, ASEAN cần nhận thức được tầm quan trọng của mình là một khối khu vực, có vị trí năng động về địa chính trị toàn cầu. 

Thực tế là không có quốc gia nào thực sự chiếm ưu thế ASEAN và không có quốc gia nào trong ASEAN có sức mạnh độc lập về địa chính trị chiến lược được lắng nghe trên thế giới. ASEAN là cách duy nhất cho một nhóm các nước tương đối nhỏ tập hợp thành một cường quốc trung gian trên thế giới.

Theo đó, vai trò trung tâm của ASEAN cần được thể hiện tại các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt nhằm thúc đẩy sự gắn kết khu vực, hội nhập kinh tế và ảnh hưởng quốc tế.
Thanh Bình

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文