Lực lượng đặc biệt Đức chống móc túi và gây rối mùa Euro 2016

08:27 29/06/2016
Tờ DW (Đức) đưa tin, lực lượng Cảnh sát liên bang Đức quyết định thành lập lực lượng tuần tra đặc biệt chống móc túi, gây rối và khủng bố tại Berlin trong mùa Euro 2016. Theo đánh giá của nhiều người dân, sự xuất hiện của lực lượng đặc biệt là một nỗ lực đáng ghi nhận của cơ quan chức năng Đức và họ cũng cảm thấy yên tâm hơn nhiều khi đến những khu vực công cộng.


Hướng dẫn người dân cách tự vệ và xử lý mọi tình huống

Những vụ tấn công khủng bố tại nhiều quốc gia châu Âu và các cuộc tấn công tình dục tại Cologne hồi cuối năm ngoái khiến giới chức Đức lo ngại về sự lộn xộn diễn ra vào mùa Euro năm nay, nhất là ở khu vực công cộng tập trung đông người như Fanmeile Berlin.

Ước tính, với những trận đấu có đội tuyển Đức, sẽ có vài chục ngàn người tập trung ở khu vực Fanmeile Berlin để xem, cổ vũ cho đội nhà qua các màn hình cỡ lớn. Ngoài xem bóng đá, khu vực này còn có nhiều hoạt động khác như hòa nhạc, các cuộc thi, dịch vụ ăn uống... Chính vì vậy, giới chức cảnh sát Đức đã tăng cường an ninh tại các địa điểm công cộng tập trung đông người.

Cảnh sát liên bang Đức đã quyết định phối hợp với một số đơn vị chức năng thành lập "lực lượng đặc biệt" giúp đảm bảo an ninh trong mùa Euro năm nay. Nhiệm vụ của "lực lượng đặc biệt" là hướng dẫn người dân cách tự vệ và khuyến khích người có hành động kịp thời khi nhìn thấy hành vi trộm cắp và quấy rối.

Những nhân viên của "lực lượng đặc biệt" trong khi làm nhiệm vụ.

Khoảng 60 cán bộ tại Berlin, Cologne, Hamburg đã được đào tạo tham gia lực lượng đặc biệt này. "Chúng tôi nói với mọi người rằng, luôn chủ động và nêu cao tinh thần cảnh giác.Khi bị tấn công hoặc nhìn thấy người khác bị tấn công, hãy gọi cho cảnh sát, hét lên để nhận được giúp đỡ hoặc có thể chụp ảnh, quay phim làm bằng chứng", Jürgen Ostlander, một nhân viên của lực lượng đặc biệt phụ trách địa bàn Berlin nói.

Khoảng hai giờ trước khi bắt đầu trận đấu giữa Đức gặp Ba Lan, một số nhân viên của lực lượng đặc biệt đã có mặt đầy đủ tại Potsdamer Platz, một trong bốn nhà ga xe lửa gần Fanmeile. Một trong số họ đưa tấm pano lớn ghi cảnh báo: "Hãy cẩn thận với những kẻ móc túi", trong khi một vài người khác rải tờ rơi có in sẵn hướng dẫn cách xử lý các tình huống bị tội phạm móc túi hay tấn công.

Can thiệp kịp thời

Jürgen Ostlander cùng hai nhân viên nữ trong trang phục thường đang "tạo tình huống giả" ngay trên đường phố.Jürgen Ostlander đóng giả là kẻ móc túi và một nữ nhân viên là nạn nhân.Hai người giằng co chiếc túi và nữ nhân viên cố gắng hét to để được giúp đỡ.Tuy nhiên, không có ai trên phố dừng lại và trợ giúp nạn nhân. Một vài người đàn ông trẻ đeo tai nghe, tay cầm điện thoại di động thậm chí không nhận biết sự việc đang xảy ra.

Sau ít phút, nữ nhân viên còn lại xuất hiện nói to qua micro.Lúc này, mọi người qua, lại mới thực sự chú ý vào tình huống. "Tội phạm móc túi hầu như luôn hành động theo nhóm. Chúng có xu hướng tiếp cận những người ít có khả năng chống trả hoặc đuổi theo như người già hoặc người tàn tật. Chúng tạo tình huống chen lấn, xô đẩy, trong khi người khác đi từ hướng ngược lại và giật lấy túi.

Trong tình huống này, hãy hét thật to để được giúp đỡ. Nếu bạn là nhân chứng, hãy giúp giải cứu nạn nhân, đưa nạn nhân ra khỏi đám đông, nhanh chóng chụp ảnh, quay phim để cung cấp bằng chứng cho cảnh sát", nữ nhân viên giải thích."Hãy nhìn xem, có rất nhiều thanh niên trẻ tuổi xung quanh đây.Họ đã có thể làm một điều đó nhưng dường như họ không can thiệp vào bất cứ điều gì", Ostlander thở dài nói.

Tại Hauptbahnhof, một nhà ga trung tâm ở Berlin, một số nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt đang sử dụng phương pháp truyền thống tuần tra dọc các tuyến đường, tiến hành kiểm tra đối với những đối tượng có dấu hiệu khả nghi. Denise Ullrich, một nhân viên của "lực lượng đặc biệt" cho biết, điều dễ nhận biết nhất là những kẻ gây rối không bao giờ mặc quần áo thể thao như các fan hâm mộ. "Chúng thường mặc quần áo tối màu, có mũ trùm đầu hoặc quàng khăn để khi cần thiết có thể che kín khuôn mặt", Denise Ullrich nói.

Tường Phạm (tổng hợp)

Ngày 15/7, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử 87 bị cáo liên quan đến sai phạm tại Công ty CP đầu tư kinh doanh Lộc Phúc có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Các bị cáo đã lập dự án bất động sản (BĐS) “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày…

Chiều 15/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 đối tượng là quản lý và nhân viên Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về hành vi “Lừa dối khách hàng”, quy định tại khoản 2 Điều 198 BLHS. Trong số đó, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam đối với 4 bị can; ra lệnh cấm đi khởi nơi cư trú 3 bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ sai phạm của phòng khám.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 16h46', ngày 13/7 tại Km 32+100, Quốc lộ 46A, thuộc khối Ba Hà, xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra đối với Trần Hữu Ba (SN 1988), trú tại xã Vạn An, tỉnh Nghệ An.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.