Lybia: Chính quyền mới đang đấu đá nhau

12:13 08/11/2011

Trong Hội đồng chuyển tiếp Lybia (NTC) chỉ có Abdel Fatah Younis là nhà lãnh đạo ít tai tiếng, tuy nhiên ông này đã chết đột ngột khiến NTC tựa như rắn mất đầu. Nhiều trong số đó của NTC đều xuất thân là những người bị cho là phần tử khủng bố… đang tìm cách đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực.

Sự thật về những nhà lãnh đạo của NTC

Sau cái chết gây tranh cãi của Abdel Fatah Younis, Chủ tịch của NTC thì tình hình nội bộ của lực lượng phiến quân ngày càng có biểu hiện rạn nứt và hiện đang rơi vào tình trạng hỗn độn, thậm chí người đứng đầu không thể kiểm soát chính nội bộ của chính quyền mới, nói đến khả năng điều hành một đất nước nếu lực lượng này bình định xong quốc gia Bắc Phi trong cuộc chiến chống lại Gaddafi là chuyện xa vời.

Cuộc chiến đang dần dần làm lộ ra sự ngờ nghệch của NATO khi tổ chức này đưa một nhóm người nghèo khổ và những phần tử khủng bố lên nắm những vị trí chủ chốt của NTC ngay khi thông tin về cái chết của Abdel Fatah Younis xuất hiện.

Thành phần khủng bố trong NTC, được coi là "những kẻ nổi loạn" dù chưa bình định xong đất nước nhưng lại đang chiến đấu chống lại nhau, đó là bức tranh nổi bật mà ai cũng có thể đoán ra. Thành phần này đang làm cho tình hình chính trị ở Libya hiện nay trở nên căng thẳng.

Vì những mục đích thực tế, những kẻ nổi loạn trong Hội đồng chuyển giao quốc gia (bao gồm cả những người làm việc cho CIA, gián điệp của Al Qaeda, các phần tử Hồi giáo cực đoan, người theo chủ nghĩa quân chủ và những kẻ phản bội chính phủ Gaddafi) đang hoàn thành dần sứ mệnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các thành phần nổi loạn thân NATO trong NTC đang bị lép vế và tẩy chay, điều này cũng đã làm cho NATO đang thất thế theo.

Nhưng hiện nay, NATO vẫn tiếp tục ném bom nhằm gây thương tích lớn nhất cho người dân Libya. Họ cũng đưa vào Libya gồm nhiều “thành phần bất hảo” để thực hiện Nghị quyết ngăn chặn bạo lực của Liên Hợp Quốc từng đưa ra. Thời gian gần đây, dư luận cũng chú ý khi NATO đưa những người được cho là phần tử Hồi giáo cực đoan nhất vào nước này. Tình hình trên không biết kéo dài bao lâu?

Nhiều người dân Libya không ưa NATO

Nhiều dân thường Libya hiện nay bị giằng xé ở nhiều góc độ. Họ không ưa Gaddafi nhưng cũng chẳng mặn mà với NATO. Không ít bộ phận dân chúng cho rằng, sẽ dạy cho các nhà lãnh đạo NATO một bài học cho dù tổ chức này đổ bộ vào Libya với lực lượng lớn mạnh như thế nào. Họ cũng muốn lực lượng tay sai của NATO thất bại hoàn toàn về quân sự. Chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm làm nhụt chí người dân Libya cũng đang gây ra hiệu ứng ngược. Người dân càng trở nên quyết tâm chống lại bọn xâm lược thuộc địa.

Chưa bao giờ Muammar Gaddafi trở nên nổi tiếng đối với một số người dân Libya và trên thế giới như hiện nay dù đang có nhiều thông tin trái chiều về ông. Nhiều người dân Libya đang được ca ngợi là cao thượng, đáng khâm phục, dũng cảm, đầy tự hào, sẵn sàng chịu đựng mọi biến cố của lịch sử. Họ cũng cảm thấy bức bối khi không có sự phản hồi từ phía NATO, Mỹ hay Châu Âu trong việc công bố ra công chúng: ai sẽ là người lãnh đạo họ. Họ rất muốn có quyền định đoạt và đưa ra yêu cầu.

NATO ngày càng lúng túng

Đã đến lúc NATO muốn chiến tranh chấm dứt. Mỗi hành động, mỗi cuộc chiến tranh lại càng khiến tổ chức này sa vào vũng lầy tội lỗi.

NATO vẫn đang gây tội ác ở Libya.

Hiện nay, bọn tội phạm người Albani được NATO hậu thuẫn đang làm càn. Chúng ngang nhiên chặn đường biên giới giữa Serbia và Kosovo và cắt đi nguồn nước của người dân Serbia. Chỉ khi chúng tới đâu thì mới dẫn nước theo tới đó.

Thực tế, NATO đã từng tạo ra chiến tranh ở Kosovo nên đã gây ra các cuộc thanh lọc sắc tộc, dấy lên làn sóng tội phạm, giết người nhằm vào những người Serbia. Nhiều nhà thờ tại Albani bị phá hủy. Những sai lầm chưa dứt thì tổ chức lại tham gia không kích Libya và những lo ngại thời hậu Gaddafi sẽ xảy ra tình trạng tội phạm hoành hành là rất hiển hiện. Trước đó, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến Nam Tư, NATO ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự  Camp Bondsteel ở Kosovo thì tổ chức này cũng dung túng để bọn mafia thống lĩnh các tỉnh của Serbian. Những phần tử xấu của NATO đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm xây dựng đường dây buôn bán ma túy từ Afghanistan sang.

Nhiều chuyên gia cho rằng, NATO là thủ phạm gây ra chiến tranh, đã chống lại hàng triệu người tại Châu Âu và Trung Đông. Hiện tại, NATO đang lúng túng tại Libya và họ đang cảm thấy khờ dại, thất thế khi tay chân của họ bị những thế lực mạnh trong chính quyền mới ở nước này thanh trừng và sa thải

Nguyễn Văn - Hoàng Cúc

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文