MH370 có thể bị không tặc

09:15 09/08/2018
Ngày 30-7, các nhà điều tra vụ chiếc máy bay MH370 mất tích bí ẩn đã công bố báo cáo chính thức cuối cùng về chuyến bay xấu số này.


Chiếc máy bay của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 chở 239 người, hầu hết là công dân Trung Quốc và Malaysia, mất tích vào ngày 8-3-2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Bắc Kinh, Trung Quốc.

Sự can thiệp của “bên thứ ba”

Trong báo cáo các nhà điều tra cho biết máy bay bị đổi hướng cố ý và tiếp tục bay 7 giờ sau khi đã cắt đứt liên lạc. Việc máy bay đổi hướng được thực hiện bằng tay, giữa không trung thay vì diễn ra dưới sự kiểm soát của hệ thống lái tự động và không thể loại trừ "sự can thiệp bởi một bên thứ ba".

Người đứng đầu cuộc điều tra, ông Kok Soo Chon cho biết: "Chúng tôi có thể kết luận MH370 quay lại và nó quay lại không phải vì bất thường nào trong hệ thống máy móc. Nó quay lại không theo điều khiển tự động mà dưới sự điều khiển bằng tay". Tuy nhiên, đội điều tra không thể nói chính xác tại sao chiếc máy bay lại lạc khỏi hành trình và biến mất. Ông Kok nói: "Câu trả lời chỉ có thể chắc chắn nếu tìm thấy xác máy bay".

Theo tờ Daily Mail, gia đình của những hành khách mất tích cho rằng báo cáo 1.500 trang của Chính phủ Malaysia về MH370 không đưa ra kết quả mới nào, tuy nhiên nó nêu bật lên những sai lầm và những hướng dẫn, quy chuẩn không được tuân thủ. Báo cáo cho thấy chỉ có 2 cuộc gọi từ mặt đất cho máy bay trong vòng 4-5 giờ sau khi máy bay khởi hành.

Voice 370, một nhóm vận động chủ yếu gồm gia đình của các nạn nhân trên chuyến bay MH370, trước đó đã hối thúc Chính phủ Malaysia rà soát lại chuyến bay, trong đó xem xét tới bất cứ khả năng giả mạo hoặc loại bỏ hồ sơ liên quan tới MH370 và cả vấn đề bảo trì của máy bay.

Voice 370 cũng đã đề nghị Chính phủ Malaysia công bố chi tiết danh sách các kiện hàng trên máy bay MH370, trong một lá thư gửi cho cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Bộ trưởng Giao thông Malaysia trước đây. Bà Danica Weeks, vợ của Paul Week, một hành khách quốc tịch New Zealand trên chuyến bay MH370, xác nhận Voice 370 vẫn quan tâm về chi tiết lô hàng 2,2 tấn - trong đó có kiện hàng "sạc và phụ kiện radio" - vì sao lại không được đưa vào danh sách thống kê.

"Chúng tôi thực sự không biết chính xác có gì trong lô hàng đó. Điều này có nghĩa là hơn 4 năm chúng tôi vẫn chưa được xem bản kê đầy đủ lô hàng. Chúng tôi vẫn không rõ phụ kiện radio đó là gì" - bà Weeks nói với trang News.com.au hồi tháng 5.

Cơ trưởng được giải oan

Báo cáo mới nhất cũng minh oan cho Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah. Ông Kok Soo Chon cho biết Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah là người đầu tiên mà nhóm điều tra nghiên cứu kỹ từng chi tiết. Theo ông Kok, Cơ trưởng Shah chưa bao giờ phải chữa trị tâm lý hay bệnh thần kinh, và cũng không có vấn đề gì xung đột với bạn bè hay gia đình, không dùng chất gây nghiện, không stress hay lo lắng, không có gánh nặng tài chính và chưa hề mua thêm bảo hiểm bổ sung.

Nhà điều tra chính về sự biến mất bí ẩn của MH370 khẳng định, cơ trưởng lái chuyến bay này là một phi công, nhà đào tạo rất được kính trọng. Ông Kok Soo Chon cũng cho biết, thiết bị mô phỏng chuyến bay được tìm thấy tại nhà cơ trưởng không có gì đáng nghi và nó chỉ là trò chơi có liên quan. "Không có hành động bất thường nào mà chỉ là trò chơi mô phỏng chuyến bay", báo cáo kết luận.

Thiết bị mô phỏng chuyến bay tại nhà cơ trưởng MH370 bị tịch thu vào năm 2014 và các nhà điều tra tìm thấy có một chương trình mô phỏng chuyến bay từ Malaysia tới Ấn Độ Dương, nơi máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines được cho là đã gặp nạn. Tuy nhiên, báo cáo vừa được công bố cho thấy, không có bằng chứng nào khẳng định máy bay gặp nạn là cố tình.

Nhóm điều tra cũng xem xét việc điện thoại di động của cơ trưởng được sử dụng sau khi máy bay ngừng liên lạc. Tuy nhiên, theo ông Kok: "Chúng tôi đã liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và có thể xác nhận, có tín hiệu nhiệt vào buổi sáng máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, đây chỉ là tín hiệu nhiệt, cho thấy điện thoại được bật lên song không có cuộc gọi nào được thực hiện".

Đông Văn

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文