Mafia và COVID-19 "đại án y tế" ở Italy

07:07 28/12/2020
Dịch bệnh làm cho bọn mafia Italy quan tâm đến y tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện làm việc trong thời dịch covid -19, tìm ra những cơ hội để đấu tranh với tội phạm có tổ chức, và thị trưởng thành phố Calabria tin tưởng các cựu cảnh sát vào trọng trách thanh tra bảo vệ sức khỏe.


Nơi người dân không dám…ốm

Ở Italy mọi người đều biết có một nơi mà người dân không nên ốm đau, đó là Calabria (trên bản đồ chính là mũi chiếc ủng tựa hình nước Italy). Nếu như không may sức khỏe gặp chuyện nghiêm trọng, dân nơi ấy cố gắng tìm đến bệnh viện trung ương hoặc vùng nào đó ở phía Bắc. Điều này được giải thích bởi ở đây có mức sống không cao và chỗ nào cũng bị thao túng bởi băng mafia "'Ndrangheta" - tổ chức bán quân sự và đế chế tội phạm đặt trụ sở tại đây. Mặc dầu đã chục năm nay có hẳn một vị thanh tra biệt phái từ Roma về quản lý, nhưng y tế nơi này vẫn khác hẳn những vùng khác.

Calabria nóng bỏng không khí chống COVID-19.

Làn sóng đầu tiên của dịch COVID-19 từ miền Bắc Italy khiến mọi người lo lắng sẽ tràn đến miền Nam, nhưng rồi cũng qua đi nhờ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt áp dụng trên toàn quốc. Nhưng làn sóng thứ hai thì Calabria đã hoàn toàn không sẵn sàng. 18 bệnh viện hiện nay vẫn cửa đóng then cài trong chiến dịch tối ưu hóa chi phí cho y tế.

Hóa ra ông thanh tra bảo vệ sức khỏe Saverio Cotticelli không nắm được nhiệm vụ của mình là phải lên kế hoạch phòng chống lây lan coronavirus trong vùng nên đã phải nghỉ, lý do sự thiếu hiểu biết của ông do thanh tra Nicola Gratteri chuyển từ về thành phố Catanzaro (trung tâm của Calabria) tiến hành điều tra. Nicola Gratteri từng nhiều năm phá những án do bọn "'Ndrangheta" gây nên và cùng với nhà báo Antonio Nicaso xuất bản khoảng 20 cuốn sách, mới nhất là cuốn Dưỡng khí bí mật phanh phui các hoạt động tinh vi của chúng trong thời kỳ dịch COVID-19.

Trong hoàn cảnh đó, không có cuộc chạy đua người thay thế Saverio Cotticelli. Một số vị quan chức được đề nghị nắm chức thanh tra đặc biệt nhưng đã tìm ngay được lý do để xin rút, ví dụ, có vị đã lấy cớ là bà vợ không thích chuyển từ Roma về Catanzaro. Còn siêu cảnh sát Guido Longo đã chấp nhận lời mời và đồng ý ngay, không cần suy nghĩ.

Thanh tra Nicola Gratteri rất hài lòng vì một đồng nghiệp của mình được bổ nhiệm làm thanh tra để đấu tranh với bọn mafia ở Calabria. Về quy mô chiến dịch và mức độ nguy hiểm cho xã hội, bọn này còn đi trước những đối thủ cạnh tranh gần gũi như "Camorra" ở Neapoli và "Cosa Nostra" ở Sicillia. Nhận điều tra một vụ án y tế lớn như thế chỉ là một phần của cuộc đấu tranh ở nhiều cấp độ với bọn bạch tuộc ở Calabria.

Ngày 3-12-2000, tại boongke của nhà tù "Rebibbia" ở Roma, trong khuôn khổ phiên tòa xử 450 tên trong băng "'Ndrangheta" - bị bắt năm trước, kết quả của chiến dịch phối hợp giữa cơ quan phòng chống tội phạm có tổ chức (RAS) với Viện công tố Catanzaro - có một cuộc thẩm vấn.

Bắt một tên "'Ndrangheta".

Ngồi ghế bị can, ngoài các tên cầm đầu mafia còn có nhiều luật sư, chính khách, nhân viên cơ quan công quyền địa phương và cựu thượng nghị sĩ. Vụ xét xử này đáng so sánh với vụ xét xử huyền thoại 1986-1987, tuy chặt được đầu rắn của băng mafia Cosa Nostra nhưng cũng khiến cả hai nhà điều tra phải thiệt mạng (Giovanni Falcone, sinh năm 1939, chết vì vụ nổ năm 1992 và Paolo Borsellino, sinh 1940, bị ám sát năm 1992), chưa kể đến hàng trăm người bị chết trong quá trình điều tra hàng chục năm trời.

Nhưng bây giờ không ai liều mình vì bọn mafia và vì… coronavirus. Phiên tòa sẽ phải dời đến ít nhất là tháng 1-2021 vì boongke nhà tù không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh phòng chống dịch COVID-19. Do tụ tập quá đông người, nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao, nhiều luật sư và nhân viên kỹ thuật đã từ chối, đến như cả vị thanh tra đặc mệnh toàn quyền về COVID-19 (ở Italy có chức trách đó) là Domenico Arcuri cũng không được dự… Trong tầm quan sát của vụ "đại án y tế", cũng như trong chuyện đan cài giữa "'Ndrangheta" và COVID-19, lộ ra những khả năng giống nhau đối với sự phổ biến của hội chứng người mang mầm bệnh mà không phát lộ triệu chứng trong xã hội.

Ông Nicola Gratteri cho biết: "'Ndrangheta" bao giờ cũng có mặt ở những chỗ có tiền bạc và quyền lực, mà ngành y tế trong điều kiện dịch bệnh chắc chắn tạo ra những cơ hội đó. Bọn mafia ở Calabria cố gắng thâm nhập vào hệ thống mua bán và sản xuất thuốc men, thiết bị y tế, can thiệp vào những cuộc xếp sắp nhân sự, bằng cách nào đó cài bằng được người mình vào những vị trí quan trọng trong các cơ quan y tế.

Cho nên phải bố trí một siêu cảnh sát như Guido Longo vào chức thanh tra bảo vệ sức khỏe. Trước đó đã có nhiều đề nghị cử người khác nhưng không quyết được. Thanh tra bảo vệ sức khỏe ở Calabria phải là Guido Longo vì ông có uy tín rất lớn ở đây, cả đời vị cảnh sát hưu trí 71 tuổi này từng làm quận trưởng ở những điểm nóng nhất Italy, lãnh đạo trung tâm chống những bang mafia "Cosa Nostra", "'Ndrangheta", "Camorra" và là cảnh sát viên trung thực.

COVID-19 tạo ra cơ hội kiếm tiền cho mafia

Sự xâm nhập của mafia vào cơ chế sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 là rất nguy hiểm. Ở Italy ông Nicola Gratteri trước đó đã cùng với Antonio Nicaso đề cập vấn đề này trong cuốn sách Dưỡng khí bí mật? Các nhà phân tích ở Interpol điều tra khả năng bọn mafia, cụ thể là "'Ndrangheta", thâm nhập vào lĩnh vực sản xuất và phân phối vaccine căn cứ vào ý kiến nêu trong sách đó và phát biểu của Franco Gabriele, người đứng đầu cảnh sát Italy.

Thanh tra Nicola Gratteri.

Hiện thời chưa thể công bố những ví dụ về sự xâm nhập của "'Ndrangheta" và những phần tử tội phạm vào nền kinh tế trong thời dịch bệnh - cách ly, chỉ thấy những cơ cấu của bọn mafia "'Ndrangheta" tiếp cận với những hoạt động khởi nghiệp chặt chẽ và thường xuyên hơn trước rất nhiều. Những phần tử tội phạm trục lợi từ COVID-19 có số vốn quay vòng hàng năm tới 50 tỷ euro.

Chính phủ Italy đã đúng khi trợ cấp cho những khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp nhỏ và vừa… bị đình trệ vì COVID-19, nhưng tiền không đủ cho tất cả và có khi bị chậm nữa. Đấy là cơ hội để những phần tử tội phạm sẵn tiền tung ra mua lại… Chúng không bị vướng bởi những quy trình, thủ tục bắt buộc như bên nhà nước, quá trình chuyển giao tài sản cho những phần tử tội phạm diễn ra ở mức tối giản, làm cho chủ doanh nghiệp vẫn "đứng tên" như cũ, nhưng chủ nhân thực sự của doanh nghiệp là bọn tội phạm. 

Một vấn đề khác là những gia đình sống bằng "những đồng tiền đen" kiếm được bằng "ngoại ngạch" (vốn đặc biệt có nhiều ở miền Nam Italy), họ không công khai (không nộp thuế, không có cơ hội kiếm việc làm hay nhận tiền tài trợ của nhà nước). Nếu chính phủ không quan tâm đến những đối tượng ấy thì sẽ có bọn mafia làm ngay. Mùa Xuân năm ngoái, chính phủ đã quyết định trợ cấp cho tất cả những ai bị mất việc làm và giao cho các thị trưởng lập danh sách. Nhưng điều tra ra, thấy có những đối tượng "trốn thuế chuyên nghiệp", có tiền và bất động sản, vậy mà vẫn nhận trợ cấp. Bên thanh tra kiến nghị thì thị trưởng lại bảo không nên quân phiệt hóa Calabria.

Còn có mối lo số tiền theo đường của EC (209 tỷ euro trong khuôn khổ Chương trình châu Âu chi cho Italy để phòng chống dịch COVID-19) có thể bị bọn mafia "'Ndrangheta" chiếm dụng? Nhìn chung là không, nhưng chúng sẽ tìm cách để thông qua cơ cấu và các mối liên hệ của mình để nhận được khả năng sử dụng số tiền đó trên cơ sở những tham số sẵn có và những điều luật tương ứng. Đây không chỉ là vấn đề ở Calabria mà trên toàn châu Âu.

Ví dụ, những người có thể tuyên bố là đang sở hữu những trang trại áp dụng công nghệ sinh học để nhận tài trợ của EC cho phát triển nông nghiệp, nhưng kỳ thực phần đất đó lại thuộc sở hữu của bọn mafia. Cái khó là ở chỗ theo luật hiện nay ở Italy, ngay cả khi phát hiện ra sự gian lận như thế thì khả năng vào tù là rất thấp, bởi vì quá trình xét xử kéo dài, mà đến khi tòa tuyên án thì thường là hết hạn. 

Mặc dù cảnh sát và cơ quan chống tội phạm có tổ chức đã rất nỗ lực - năm trước ở Calabria đã bắt khoảng 400 tên - nhưng bọn mafia vẫn cứ đổi mới và tiếp tục những vụ áp phe tội lỗi của chúng. Nguyên do là bởi những tiêu chuẩn đạo đức và thẩm mỹ trong xã hội đã bị hạ thấp, làm cho tệ tham nhũng được đà - vấn đề này không riêng Italy, mà trên toàn thế giới phương Tây đều gặp phải.

Mafia bây giờ coi trọng việc mua chuộc hơn là bắn giết, bởi vì giết người thì bao giờ cũng thu hút sự chú ý không mong muốn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bọn tham nhũng vốn ưa lặng lẽ. Lối sống, thói quen, ngay cả ngoại hình của bọn mafia ngày càng giống, càng gần với chúng ta, cho nên trong xã hội hiện đại càng khó nhận ra ai là "'Ndrangheta" và ai không. Những người không gợi lên mối nghi ngờ gì về sự liên quan đến mafia thì lại có thể là người thuộc "'Ndrangheta".

Được biết, vụ đại án trên những tài liệu của ông Nicola Gratteri xét xử những tên "'Ndrangheta" bị bắt ở tỉnh Vibo Valentia sẽ được bắt đầu vào nửa đầu tháng 1-2021. Theo kế hoạch, nó sẽ diễn ra trước các quan tòa ở thị xã Vibo, tại boongke mới được khánh thành vào thời điểm đó, cách sân bay Lamezia Terme 6 cây số. Đấy là một boongke đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của việc phòng chống COVID-19: cự ly các ghế, thông gió trong phòng, v.v… để đảm bảo an toàn dịch tễ cho các bị cáo, luật sư và khán giả. Đây sẽ là vụ xét xử công khai và sẽ nhanh kỷ lục.

Đăng Bẩy (theo kommersankt.ru)

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文