Mạnh tay với vấn nạn trốn thuế

13:41 01/09/2016
Bộ Tài chính Anh vừa công bố bản đề xuất các quy định mới về việc trừng phạt những người vi phạm thuế.


Theo đó, những người trốn và tránh thuế bằng cách gửi tiền tại những thiên đường thuế ở hải ngoại sẽ phải nộp khoản tiền phạt lên tới 200% số tiền thuế không khai báo hay tiền nợ thuế, nếu họ không minh bạch về tài chính trước tháng 9-2018. Tỷ lệ nộp phạt theo đề xuất mới cao hơn nhiều so với quy định hiện hành. 

London cho biết, việc đối phó và xử lý vấn đề trốn và tránh thuế sẽ được thực hiện triệt để hơn trong thời gian tới khi các cơ quan thuế vụ của Anh có thể tiếp cận sâu rộng hơn thông tin về tài sản của cá nhân và công ty ở hải ngoại.

Nữ Thủ tướng Theresa May đã thể hiện quan điểm cứng rắn và kiên quyết về việc trốn và tránh thuế, và đây là bản đề xuất thứ hai của Chính phủ Anh (chỉ trong 2 tuần qua) liên quan tới việc trừng phạt những người trốn thuế. Khoản phạt sẽ từ 100%-200% số tiền thuế không khai báo và người trốn thuế có thể mất 1% giá trị tài sản.

Những người trốn thuế tại Anh có thể phải nộp phạt tới 200%.

Theo giới truyền thông, Anh là một trong 54 nước đầu tiên thực hiện thỏa thuận về chia sẻ thông tin chung đối với tài khoản ngân hàng thuộc các cá nhân, doanh nghiệp, quỹ tín thác. Và kể từ năm 2017, cơ quan thanh tra thuế ở xứ sở sương mù sẽ được tiếp cận vào “vùng cấm” - thông tin về các tài sản được cất giấu ở nước ngoài.

Bộ Tài chính Anh cũng khẳng định, sẽ xử phạt hành chính đối với các kế toán, tư vấn thuế bị phát hiện giúp khách hàng lách luật trốn thuế. Mức phạt dành cho những người vi phạm đúng bằng số tiền thuế đã trốn. Quy định mới này nhằm loại bỏ tận gốc hoạt động tư vấn lách luật để tìm cách tránh thuế đang diễn ra hiện nay tại Anh khiến nước này mất gần 3 tỷ bảng/năm.

Có một chi tiết thú vị là thị trấn Crickhowell ở Anh với 2.000 dân được coi là nơi công bằng thuế bởi không ai ở đây trốn thuế vì họ tin rằng, đóng thuế là nghĩa vụ của công dân.

Bộ Tài chính Mỹ vừa khuyến cáo, việc Ủy ban châu Âu (EC) điều tra về nghi vấn áp dụng cơ chế thuế đặc biệt mà một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối với Apple, Amazon, Starbucks và Fiat Chrysler, đang tác động tiêu cực đến hệ thống thuế quốc tế. Và Mỹ đang đối đầu với EU bởi nghi vấn trốn thuế của Apple và các doanh nghiệp đa quốc gia khác - EU có chủ nghĩa đơn phương và hành động vượt quá giới hạn. Nhưng EC bác bỏ quan điểm của Mỹ về các cuộc điều tra của EU.

Theo người phát ngôn của EC Lucia Caudet, EC đã mở cuộc điều tra về vấn đề thuế đối với chi nhánh của Apple tại Ireland, chi nhánh Starbucks tại Hà Lan, chi nhánh Amazon tại Luxembourg. Hơn 2 tháng trước (21-6), EU đã nhất trí về một loạt biện pháp chống trốn thuế nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận tới các nước có mức thuế thấp.

EU nhất trí một loạt biện pháp chống trốn thuế.

Quy định thắt chặt hơn nhằm phanh phui những công ty bình phong được các công ty lớn và người giàu sử dụng để trốn thuế. Nghị viện châu Âu (EP) cũng đã lập Ủy ban điều tra, để làm rõ chi tiết trong “Hồ sơ Panama” nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế.

Liên quan tới vấn đề này, chính phủ Panama đang soạn thảo dự luật (thông báo hồi thượng tuần tháng 8) với những biện pháp nhằm chống lại các nước đã liệt quốc gia Trung Mỹ này vào danh sách đen những quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.

Trước đó, Panama đã chính thức đồng ý áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về trao đổi thông tin thuế. Tiêu chuẩn quốc tế của OECD đã được gần 100 nước nhất trí thông qua, nhằm tiêu chuẩn hóa việc chống trốn lậu thuế trên thế giới.

Hơn 2 tháng trước (16-6), cảnh sát Thụy Sĩ đã bắt một kỹ sư tin học làm việc cho chi nhánh ở Geneva của hãng luật Mossack Fonseca. Người này bị cáo buộc đánh cắp một số lượng lớn dữ liệu có liên quan tới 11,5 triệu tài liệu và bản ghi chép về hàng nghìn vụ dàn xếp tài chính, trốn thuế. 

Nhưng nhà báo Bastian Obermayer, người hỗ trợ đắc lực trong vụ điều tra “Hồ sơ Panama” của tờ Suddeutsche Zeitung (Đức) cho rằng, nghi can kể trên không phải là “nguồn rò rỉ” thông tin mà họ đang sở hữu.

Elliott Management, công ty mẹ của quỹ đầu tư NML Capital, vừa đệ đơn kiện Mossack Fonseca với cáo buộc hãng này đã giúp khách hàng người Argentina che giấu những khoản tiền lớn. Elliot Management cũng yêu cầu Mossack Fonseca trả một khoản phí pháp lý lớn để bồi thường cho việc NML phải kéo dài vụ kiện do hành động che giấu thông tin của hãng luật này gây ra. Theo số liệu công bố của Mạng lưới Mỹ Latinh về Nợ, Phát triển và Quyền lợi, trong thời gian 2004-2013, các nước Mỹ Latinh đã thất thoát khoảng 1.400 tỷ USD do các hoạt động tài chính phi pháp và trốn thuế.
Tuệ Sỹ

Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy, điều hành, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Chiều 20/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Chiến Thắng (SN 1974, trú TP Hải Phòng), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam (trụ sở xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do liên quan đến vụ một cổ đông của công ty bị chém trọng thương.

Business Insider hôm 19/5 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, siêu tàu sân bay USS Harry S. Truman đã rời biển Đỏ và đang di chuyển về cảng nhà thuộc thành phố Norfolk, bang Virginia. Động thái trên diễn ra sau một đợt triển khai kéo dài và đầy biến động ở Trung Đông của siêu tàu này, trong đó có việc liên tiếp để mất ba tiêm kích F/A-18.

Ngày 20/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

Trước việc kem chống nắng bị phát hiện gian dối chỉ số chống nắng khi kết quả kiểm nghiệm được công bố, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng đã được tiếp nhận.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Hoàng Quốc Hùng (cựu Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp (LLTP) Quốc gia, Bộ Tư pháp) về tội “Nhận hối lộ” số tiền 39 tỷ đồng. Cùng bị truy tố về tội danh trên là các bị can: Phạm Quang Hậu (nhân viên Công ty luật Vicco), Lương Nhân Hòa (cựu Phó Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia) và Nguyễn Đình Cảnh (cựu Trưởng phòng hành chính Trung tâm LLTP Quốc gia).

Nguồn tin của PV Báo CAND ngày 20/5 cho biết, Tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên đã tiếp nhận hồ sơ vụ án và cáo trạng của cơ quan kiểm sát cùng cấp truy tố bị can Lê Hải (SN 1970), nguyên Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ 1 của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 655 triệu đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.