Mở rộng điều tra vụ tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí Quốc gia Petrobras

19:00 03/03/2016
Hãng Moody's đã trở thành hãng xếp hạng tín nhiệm thứ ba trên thế giới (sau Fitch và S&P) hạ bậc tín nhiệm của Brazil xuống mức "vô giá trị" - hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. 


Theo thống kê, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh và thứ 7 thế giới này đã suy giảm 3% trong năm 2015, và theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, kinh tế Brazil sẽ giảm 3,5% trong năm nay. Và theo đánh giá hôm 24-2 của Moody's, nền kinh tế nước này đang lún sâu vào suy thoái sau khi Brazil rơi vào vòng xoáy của vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí Quốc gia Petrobras, cùng những cuộc tranh cãi liên quan đến việc luận tội Tổng thống Dilma Rousseff.

Trong thông cáo báo chí hôm 12-1, Petrobras đã quyết định cắt giảm 32 tỷ USD trong ngân sách đầu tư giai đoạn 2015-2019, chỉ dừng ở mức 98,4 tỷ USD, thấp hơn so với mức 130,3 tỷ USD trước đó, và 1,8% sản lượng khai thác của năm 2016. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Petrobras phải cắt giảm ngân sách giai đoạn 5 năm với mức ban đầu là 221 tỷ USD.

Cùng ngày 24-2, cảnh sát Thụy Sĩ đã bắt giữ một công dân Brazil khi đối tượng này định rút toàn bộ tiền khỏi một tài khoản ngân hàng ở Geneva. Đây là vụ bắt giữ đầu tiên diễn ra bên ngoài lãnh thổ Brazil liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras. Theo Bộ Công cộng Liên bang Thụy Sĩ (MPC), vụ bắt giữ (tạm giam 3 tháng và người này là nhân vật cấp cao của Petrobras) nhằm ngăn chặn hoạt động chuyển tiền tới các tài khoản ở nước ngoài. Bởi vụ tham nhũng tại Petrobras đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chức tư pháp Thụy Sĩ.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và cựu Tổng thống Lula de Silva.

1 năm trước (tháng 3-2015), MPC đã mở cuộc điều tra nhắm vào hoạt động rửa tiền và phong tỏa 400 triệu USD tại khoảng 30 cơ sở ở Thụy Sĩ, trong đó 120 triệu USD đã được trả về Brazil. Tính đến nay, vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras đã được 2 năm (từ tháng 3-2014) và có liên quan tới nhiều chính trị gia hàng đầu ở Brazil như cựu Tổng thống Lula de Silva. Nhưng gần 3 tháng trước (10-12-2015), ông Lula de Silva đã để ngỏ khả năng sẽ ra tranh cử vào năm 2018, trong bối cảnh nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil đang ngày càng gia tăng.

Hơn 1 tháng trước (13-1), cựu Giám đốc phụ trách Đối ngoại của Petrobras Jorge Zelada (giai đoạn 2008-2012) đã bị kết tội 4 năm tù giam do dính líu tới tham nhũng ở tập đoàn này. Thẩm phán Flavio Itabaiana khẳng định, các chứng cứ đều cho thấy ông Jorge Zelada (bị bắt hồi tháng 7-2015) tham nhũng từ vụ đấu thầu của tập đoàn xây dựng hàng đầu Brazil Odebrecht hồi tháng 9-2010 trong một dự án trị giá 825 triệu USD với Petrobras, làm thất thoát hàng triệu USD. Ông Jorge Zelada còn phải nộp phạt 16,5 triệu USD cho Petrobras.

Vụ tham nhũng tại Petrobras bị phanh phui từ tháng 3-2014 sau khi ông Roberto Costa, Giám đốc Cung ứng của tập đoàn này, khai báo nhận tiền hối lộ từ mạng lưới rửa tiền quy mô lớn do những doanh nghiệp xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil là đối tác của tập đoàn này cấu kết thành lập. Chủ tịch Petrobras Marcelo Odebrecht và nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này đã bị bắt từ tháng 6-2015.

Theo cảnh sát, đường dây tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay tại tập đoàn này bị phanh phui từ tháng 3-2014, đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức lãnh đạo của Petrobras. Hơn 100 cá nhân đã chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil.

23 tập đoàn xây dựng và cơ khí lớn nhất Brazil bị cấm đấu thầu các hợp đồng của Petrobras để phục vụ công tác điều tra. Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có Hạ nghị sỹ, Thượng nghị sỹ và Thống đốc bang nằm trong diện bị điều tra. Tổng chưởng lý Brazil Rodrigo Janot cũng đã đề nghị Tòa án Tối cao phế truất Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha do cáo buộc liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras. Trong văn bản dài 183 trang, ông Rodrigo Janot đã đưa ra 11 lý do liên quan tới đề nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện sau khi Ủy ban Đạo đức thuộc cơ quan lập pháp này quyết định khởi động tiến trình phế truất đối với ông Eduardo Cunha.

Theo tờ The Straits Times, cuộc biểu tình hôm 13-12-2015 là cuộc biểu tình thứ tư trong năm 2015 diễn ra, yêu cầu loại bỏ bà Dilma Rousseff. Cho dù trước đó Tổng thống Dilma Rousseff và Phó Tổng thống Michel Temer đã đạt được thỏa thuận giữ quan hệ “tốt nhất có thể”. Bởi ngoài việc yếu kém trong quản lý và điều hành đất nước, bà Dilma Rousseff còn bị cáo buộc có liên quan tới tham nhũng ở Petrobras. Và cho đến nay, Tổng thống Dilma Rousseff vẫn không thể trả lời được những câu hỏi có liên quan đến tham nhũng tại Petrobras khi bà còn là Chủ tịch tập đoàn này trong thời gian 2003-2010.
Lư Tuấn Nghĩa

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文