Tội phạm có tổ chức: Mối đe dọa lớn cho an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương

07:00 05/03/2015
Trong bài trả lời phỏng vấn Tờ DW (Đức), ông Rajiv Biswas, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương của HIS (đơn vị chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin toàn cầu)  đã nhận định rằng, các quốc gia châu Á đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ sự liên kết giữa tội phạm có tổ chức và khủng bố. Điều này đặt ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn với an ninh kinh tế của các quốc gia trong khu vực. 

Thu nhập của tội phạm có tổ chức bằng 1,5% GDP toàn cầu

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Rajiv Biswas, các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Sự tăng trưởng kinh tế góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng làm cho các nhóm tội phạm có "đất" để hoạt động phạm pháp như buôn bán ma túy, buôn người, mại dâm, sản xuất hàng giả…

Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cảnh báo rằng, sự phát triển của tội phạm có tổ chức hoạt động xuyên quốc gia sẽ tác động lớn đến chính trị và kinh tế trong khu vực. UNODC đã ước tính rằng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có thể kiếm được lợi nhuận bằng khoảng 1,5%  GDP toàn cầu, trong đó, khoảng 36% thu được từ việc buôn bán ma túy. Bằng cách tính tương tự, có thể ước tính số lợi nhuận mà tội phạm có tổ chức kiếm được trong khu vực Châu Á.

Tội phạm có tổ chức đang đe dọa sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Năm 2014, tổng GDP của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Đông Nam Á là khoảng 24 nghìn tỷ USD trên danh nghĩa. Như vậy, doanh thu hằng năm của tội phạm xuyên quốc gia vào khoảng 360 tỷ USD. Cơ quan chức năng của Australia đã ước tính, thu nhập hằng năm của các nhóm tội phạm ở nước này vào khoảng 15 tỷ AUD.

UNODC ước tính, trong năm 2011, số tiền mà các nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc kiếm được từ việc buôn bán ma túy là khoảng 31 tỷ USD. Cũng trong năm này, doanh thu từ việc buôn bán hàng giả  khoảng 24 tỷ USD.

Sự liên kết giữa tội phạm có tổ chức và khủng bố

Sự liên kết giữa tội phạm có tổ chức và mạng lưới khủng bố đang đặt ra hàng loạt nguy cơ đối với an ninh các quốc gia châu Á. Mối đe dọa bao gồm việc tội phạm có tổ chức buôn bán vũ khí cho khủng bố trên toàn thế giới cũng như tài trợ cho khủng bố bằng tiền kiếm được từ việc buôn bán ma túy.

"Khoản thu nhập bất hợp pháp của các nhóm tội phạm có tổ chức rất lớn, ước tính trên 350 tỷ USD mỗi năm. Tội phạm có tổ chức làm giảm hiệu lực của pháp luật và công tác quản lý xã hội ở các quốc gia châu Á", ông Rajiv Biswas nhận định. Ông Rajiv Biswas cho biết thêm, tham nhũng đã là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước châu Á và tội phạm  chắc chắn sẽ được sử dụng tiền "mua sự trung thành" của các quan chức để được hoạt động bất hợp pháp.

Hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức ngày càng tinh vi và đa dạng về lĩnh vực hoạt động như buôn bán ma túy, buôn người, mại dâm, sản xuất hàng giả, buôn bán gỗ trái phép… Hiện nay, các nhóm tội phạm tìm cách rửa tiền bằng cách thành lập các doanh nghiệp hợp pháp và sử dụng danh nghĩa công ty để mua bất động sản hoặc tài sản.

Việc hợp thức hóa tài sản phạm tội thông qua các doanh nghiệp hợp pháp cũng tạo điều kiện thuận lợi để các băng nhóm tội phạm mở rộng hoạt động trên toàn cầu và che giấu hoạt động bất hợp pháp qua biên giới quốc gia.

Đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh với tội phạm có tổ chức

Hiện nay, các quốc gia trong khu vực ASEAN đã thiết lập khuôn khổ hợp tác giữa các chính phủ trong việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức như Hội nghị Bộ trưởng ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia - AMMTC  (tổ chức hai năm một lần); Hội nghị chống tội phạm xuyên quốc gia có sự tham gia của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (AMMTC + 3).

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Rajiv Biswas, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cần đẩy mạnh chiến dịch chung chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và đầu tư nguồn lực lớn hơn để giải quyết vấn đề này. "Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là vấn đề lớn đe dọa an ninh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các quốc gia trong khu vực cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa, tập trung đầu tư nguồn lực để giải quyết vấn đề cấp bách này", ông Rajiv Biswas nhận định.

T. Phạm (tổng hợp)

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文