Một năm "ác mộng" với trẻ em vùng chiến sự

21:58 02/01/2018
Một bản báo cáo mới công bố của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho hay, trẻ em trong những vùng chiến sự bị sử dụng làm vũ khí chiến tranh, tuyển dụng để thực hiện đánh bom liều chết, làm lá chắn bảo vệ… UNICEF kêu gọi các bên tham chiến tôn trọng luật pháp quốc tế và bảo vệ trẻ em.


Những con số kinh hoàng

Theo báo cáo của UNICEF, phần lớn các cuộc chiến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em xảy ra tại các quốc gia ở châu Phi. Trong năm 2017, tổ chức Boko Haram tiếp tục "hoành hành" tại Nigeria, Chad, Niger và Cameroon. 

Ít nhất 135 trẻ em đã bị Boko Haram tuyển dụng, đào tạo trở thành những kẻ đánh bom tự sát. Con số này cao gấp năm lần so với năm 2016. Nhiều trẻ em đã bị hãm hiếp, giết hại ở Cộng hoà Trung Phi kể từ khi đất nước này xảy ra xung đột vào năm 2013.

Trẻ em ở những vùng có xung đột bị tấn công bạo lực trong nhà, trường học và sân chơi của mình.

Bạo lực chính trị đã khiến hơn 850 nghìn trẻ em ở Cộng hòa dân chủ Congo bị tấn công. Cùng với đó, hơn 200 trung tâm y tế và hơn 400 trường học bị tấn công, tàn phá một cách có chủ ý. Để bảo toàn tính mạng, gần một triệu trẻ em ở Congo đã phải rời bỏ nhà cửa, quê hương tìm nơi trú ẩn an toàn trong năm 2017. 

Tại Somalia, trong 10 tháng đầu năm 2017, gần 1,800 trẻ em được tuyển mộ tham gia cuộc chiến. Trong khi đó, ở Nam Sudan, hơn 19 nghìn trẻ em đã được tuyển mộ tham gia các nhóm vũ trang kể từ năm 2013.

 Cuộc xung đột tại Yemen trong ba năm qua đã khiến ít nhất 5.000 trẻ em bị chết hoặc bị thương. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng khiến hơn 1.8 triệu trẻ em ở quốc gia này bị suy dinh dưỡng.

Trẻ em tại một số khu vực xảy ra xung đột ở Trung Đông và Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở Iraq và Syria, trẻ em được cho là đã bị sử dụng làm lá chắn, bị vây hãm và là mục tiêu tấn công của những tay súng bắn tỉa. 

Trong khi đó, ở Afghanistan, gần 700 trẻ em đã thiệt mạng trong 9 tháng năm 2017. Những đứa trẻ Rohingya ở Myanmar cũng là nạn nhân của bạo lực có hệ thống. Hơn một nửa trong số 650 nghìn người Rohingya buộc phải vượt biên giới sang Bangladesh dưới 18 tuổi.

UNICEF kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế

UNICEF nhận định, 2017 là năm khủng khiếp đối với trẻ em ở vùng xung đột. Rõ ràng, các bên tham chiến không tuân thủ luật pháp quốc tế về bảo vệ trẻ em. Chính vì vậy, trẻ em trở thành đối tượng bị tấn công. 

Hiếp dâm, hôn nhân cưỡng bức, bắt cóc, tra tấn là những vấn đề phổ biến ở Iraq, Syria, Yemen, cũng như ở Nigeria, Nam Sudan và Myanmar. Một số trẻ em bị các nhóm cực đoan bắt cóc sau đó lại bị lực lượng an ninh lợi dụng khi được tự do. 

Nhiều trẻ em bị tổn hại gián tiếp do chiến tranh, bị suy dinh dưỡng, bệnh tật do sử dụng thực phẩm, nước kém vệ sinh. Khoảng 27 triệu trẻ em ở các khu vực xung đột buộc phải nghỉ học.


UNICEF kêu gọi tất cả các bên xung đột tôn trọng luật pháp quốc tế và ngay lập tức chấm dứt các hành vi gây tổn hại đến trẻ em.

Manuel Fontaine, Giám đốc Chương trình khẩn cấp của UNICEF cho biết, "trẻ em đang trở thành mục tiêu bị tấn công. Bạo lực đã tàn phá nhà cửa, trường học và sân chơi của các em. Các vụ tấn công diễn ra liên tục hàng năm và không thể để sự tàn bạo ấy trở thành một điều bình thường".

UNICEF kêu gọi tất cả các bên xung đột tôn trọng luật pháp quốc tế và ngay lập tức chấm dứt các hành vi gây tổn hại đến trẻ em, phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự, trong đó có trường học và bệnh viện. Đồng thời, UNICEF cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ trẻ em trong những vùng đang xảy ra chiến sự.

Bản báo cáo mới công bố của tổ chức "Sáng kiến toàn cầu nâng cao nhận thức về bạo lực ở trẻ em" cho biết, khoảng 1,7 tỷ trẻ em trên toàn cầu bị lạm dụng mỗi năm. Hình thức bạo lực phổ biến là bắt nạt, tấn công bạo lực hoặc lạm dụng tình dục. Ước tính, 18 triệu trẻ vị thành niên ở độ tuổi 15-17 từng bị lạm dụng tình dục tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mức độ bạo lực tình dục cao nhất ở Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo. Bạo lực thông qua hình phạt tại nhà diễn ra phổ biến.
Tường Phạm (tổng hơp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文