Mỹ: Bí ẩn vụ ăn cắp da người

09:00 13/06/2014

Gary Dudek, một người đàn ông 54 tuổi ở  Wallingford, Pennsylvania vừa bị bắt giữ vì cáo buộc ăn cắp da người dùng để cấy ghép từ Bệnh viện Mercy Philadelphia. Cơ quan điều tra cho biết, cho đến tận thời điểm này, động cơ thực sự của hành vi ăn cắp da cấy ghép vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phiên tòa sơ thẩm sẽ được diễn ra vào ngày 10-6 tới đây.

Tổng trị giá da bị mất cắp khoảng 357 nghìn USD

Vụ bắt giữ được thực hiện hôm thứ hai tuần trước, sau đó một ngày, ông Gary Dudek được tại ngoại sau khi đã nộp đủ 10% số tiền 100 nghìn USD bảo lãnh. Cảnh sát cho biết, hành vi trộm cắp của ông Gary Dudek diễn ra trong vòng 2 năm trở lại đây, từ giữa tháng 11/2011 đến tháng 7 năm ngoái. Ông Gary Dudek phải đối mặt với cáo buộc về tội danh trộm cắp, tiêu thụ tài sản bị đánh cắp và giả mạo hồ sơ. Số da mà người đàn ông này đánh cắp ước tính có trị giá khoảng 357 nghìn USD.

Vụ việc bắt đầu khi nhân viên Bệnh viện Mercy Philadelphia tiến hành kiểm kê tài sản thì phát hiện ra, số lượng da để cấy ghép trong bệnh viện bị thiếu hụt lớn. Kiểm tra lại hệ thống camera của bệnh viện thì được thấy, ít nhất 2 lần ông Gary Dudek lấy da cấy ghép cho vào xe riêng và đưa ra ngoài. Cảnh sát bắt đầu mở hồ sơ vụ án điều tra hồi tháng 1/2014. Ông Dudek vốn là nhân viên đại diện bán hàng cho Organogenesis - một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ y học tái tạo có trụ sở ở Massachusetts trong khoảng thời gian từ giữa tháng 9/2006 đến tháng 9/2013. Công ty này cũng cấp cho các bệnh viện các dịch vụ liên quan đến việc cấy ghép da. Ông đồng thời cũng là người phụ trách quản lý tài khoản tại khoa sinh học của bệnh viện.

Chân dung ông Gary Dudek.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ vị trí công tác của mình, ông Dudek có thể yêu cầu "đơn đặt hàng mở" để lấy da ghép bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, ông Dudek đã lạm dụng chức quyền của mình, thực hiện một số giao dịch trái phép, tất nhiên là Bệnh viện Mercy không biết đến những giao dịch đó. "Trong khi Bệnh viện Mercy chỉ có nhu cầu cung cấp da cấy ghép 3 lần trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11/2011 đến tháng 7-2013, nhưng ông Dudek đã ra 219 lệnh trái phép yêu cầu cung cấp da cấy ghép. Trị giá da mỗi lần cung cấp vào khoảng 1.700 USD", một nhân viên cảnh sát cho biết.

Động cơ ăn cắp vẫn chưa được giải mã

Theo cảnh sát thì động cơ ăn cắp da của người đàn ông 54 tuổi này vẫn là một bí ẩn. "Hiện nay, chúng tôi chưa xác định được động cơ dẫn đến hành động của Dudek và chúng tôi cũng chưa xác minh được số da bị đánh cắp đang ở đâu, sử dụng vào việc gì", một nhân viên cảnh sát nói. Phát ngôn viên của Công ty Organogenesis cho biết, ông Dudek không sử dụng phần da đánh cắp được vào công việc kinh doanh của công ty. "Chúng tôi đã nghiên cứu mọi khả năng và kết luận rằng, Dudek không sử dụng da đánh cắp vào các dịch vụ y tế", bà Angelyn Lowe, Giám đốc truyền thông của Organogenesis khẳng định. "Chúng tôi gọi đó là đạo đức kinh doanh", bà Lowe nói. Đồng thời, bà Lowe cũng khẳng định, Công ty Organogenesis không mua, bán da cấy ghép, các bản vá lỗi của da được sử dụng để thay thế dần các vùng da bị nhiễm trùng lớn, bỏng hoặc vết thương. Thay vào đó, bà Lowe nói, Công ty Organogenesis đang phát triển sản phẩm có tên gọi là Apligraf có cấu tạo bằng collagen và các tế bào da được thiết kế giống như da thật của con người.

Ông Eugene Tinari, luật sư bào chữa cho ông Dudek thì khẳng định, vấn đề này phải được coi là một vấn đề mang tính dân sự. "Nếu những tổn thất mà Bệnh viện Mercy phải gánh chịu trong thời gian qua có nguyên nhân xuất phát từ hành động của ông Dudek thì có thể, một vụ án dân sự sẽ được mở ra. Theo quan điểm của tôi, việc cáo buộc hình sự với một người đàn ông luôn làm việc chăm chỉ và tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh là quá nghiêm khắc", ông Eugene Tinari nói.

Hiện ông Dudek đã được tại ngoại nhưng từ chối tiếp xúc với báo giới. Phóng viên của kênh truyền hình NBC10 đã đến nhà ông Dudek vào thứ tư tuần trước để phỏng vấn nhưng ông từ chối gặp và nói rằng, mọi phát ngôn liên quan đến ông và sự việc của ông đều do luật sư Eugene Tinari cung cấp. Ông Dudek cũng như luật sư Eugene Tinari từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên tờ Daily News. Phát ngôn viên của Bệnh viện Mercy, ở Tây Philadelphia cũng từ chối bình luận về vụ việc với lý do, "cần giữ bí mật phục vụ điều tra"

T. Phạm (tổng hợp)

Tối 7/4, đại diện Đoàn cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam cho biết, sau nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar, đoàn đã độc lập giải cứu 7 nạn nhân bị mắc kẹt trong trận động đất và bàn giao cho gia đình. Đồng thời, phối hợp với các đội cứu hộ Myanmar, Philippines, Indonesia, Singapore giải cứu thêm 7 nạn nhân khác.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 bị can là nhân vật chủ chốt của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) và Công ty cổ phần Asia life. Đáng chú ý, Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt chỉ hoạt động trong thời gian ngắn đã tăng vốn điều lệ, thu hút lượng lớn khách hàng trên toàn quốc bởi sự “tiếp tay” đắc lực của người nổi tiếng như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

Tối 7/4, Thượng tá Lý Hoài Nam, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội cho biết, các tổ công tác 141 của Phòng CSHS đã phát hiện một nhóm gồm 6 đối tượng giả danh lực lượng 141 điều khiển xe máy trong đêm, rất manh động khi sẵn sàng chặn xe người vi phạm và hành hung người đi đường để tăng tương tác trên mạng xã hội.

Ngày 7/4, Công an phường Long Bình, TP Biên Hòa đã chuyển hồ sơ và hàng chục thùng thuốc tây không rõ nguồn gốc đã phát hiện trên địa bàn cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền…

Ngay trong ngày nghỉ lễ, 6 thanh niên trú tại TP Nam Định và huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã tụ tập chơi đánh bạc dưới hình thức xóc  đĩa được thua bằng tiền. Khi các đối tượng đang say sưa sát phạt thì bị Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định bắt quả tang.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Minh Sang (SN 2000) cả 4 đều ngụ TP Biên Hòa và Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) ngụ TP Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hàng loạt vụ va chạm giao thông dẫn đến tử vong và thương tích trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 chỉ vì người đi bộ băng ngang đường không đúng nơi qui định. Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quân chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng tự coi thường tính mạng của mình và gây nguy hiểm cho các phương tiện khác…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文