Mỹ nỗ lực chạy đua công nghệ với Nga & Trung Quốc
Tại một sự kiện hồi tháng 8 do Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia tổ chức, bà Mary Miller, trợ lý Bộ trưởng Nghiên cứu và kỹ thuật, đã thảo luận về vũ khí năng lượng trực tiếp, trí thông minh nhân tạo (AI), khoa học lượng tử, thông tin liên lạc thế hệ tiếp theo v.v...
Năng lượng được định hướng
Vũ khí năng lượng được định hướng (như laser) sẽ có trên máy bay phản lực, tàu chiến, xe tăng và trong không gian. Tất cả các lực lượng, trong đó có Cảnh sát biển, hiện đang xây dựng các nguyên mẫu năng lượng định hướng và thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực này. Theo bà Miller, họ đã chi 661 triệu USD trong năm tài chính này và tổng ngân sách kế hoạch là 2,28 tỷ USD giai đoạn 2019-2023.
“Mọi người sẽ hỏi, tại sao lại tiêu tốn quá nhiều cho năng lượng định hướng? Bởi vì các lực lượng của chúng ta cần phải hiểu và sử dụng được nó”, bà Miller nói. “Giá sợi quang laser giảm đã mở ra khả năng cho các loại laser mạnh và hiệu quả mà không thể có được trong vài thập kỷ trước. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhìn thấy các ứng dụng ngắn hạn cho vũ khí vi sóng công suất cao, chẳng hạn như máy bay không người lái Raytheon, CHAMP”.
“Nhưng chúng tôi cần nhiều hơn nữa, đặc biệt là về sức mạnh”, bà Miller nói. “Chúng ta sắp có 100 KW, nhưng có những nhiệm vụ đòi hỏi 300 KW. Đây có thể là một công cụ để đánh chặn tên lửa từ trên không trong giai đoạn tăng tốc. Hải quân Mỹ đang nhắm tới 2 megawatt”. 1 megawatt có thể cung cấp năng lượng cho gần 1.000 hộ.
Tuy nhiên, bà Miller cho rằng trong một số trường hợp, sức mạnh không phải là chìa khóa. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ xem xét việc phát triển vũ khí laser 1 megawatt cho trên mặt đất hay trên biển là có thực sự cần thiết hay không. Đây là các vấn đề mà Bộ cần giải quyết trước khi đưa vào hồ sơ của chương trình năng lượng định hướng.
Liên lạc, mạng và không gian
Dịch vụ thông tin liên lạc không ổn định vốn là vấn đề của quân đội. “Chúng tôi có các nhóm nhỏ đi ra ngoài, bị ngắt kết nối mạng, quay trở lại, phải mua lại mạng và chúng tôi gặp thách thức với điều đó”, bà Miller cho biết.
“Đây là một trong những vấn đề chúng tôi đang cố gắng làm cho binh sĩ chúng tôi ở Afghanistan”. Trên chiến trường trong tương lai, mỗi người lính, vệ tinh, xe cộ và thậm chí cả vũ khí hạt nhân cần phải được liên kết kỹ thuật số. Bà Miller nói: “Thông tin liên lạc thống nhất và có mặt khắp nơi là một yếu tố quyết định quan trọng”.
Theo bà Miller, Lầu Năm Góc hiện đang xem xét việc tạo ra một kiến trúc chung để tất cả có thể liên kết các dịch vụ bên dưới, để ở cấp chỉ huy chiến đấu có quyền truy cập và truy cập dự phòng vào tất cả các lớp. Mục tiêu là truyền thông không thể bị gián đoạn, bởi vì mỗi bên có nhiều tùy chọn hoặc con đường để gửi tin nhắn hay dữ liệu.
Một kiến trúc truyền thông chung cho toàn lực lượng, nền tảng và miền, sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều nếu bạn đang làm việc trong một môi trường mạng và dữ liệu đồng nhất hơn. Điều đó có thể giải thích một phần lý do khiến Lầu Năm Góc nhấn mạnh một nhà cung cấp duy nhất cho Cơ sở hạ tầng phòng thủ doanh nghiệp chung, hay JEDI. Vì vậy, quân đội đang xem xét cách tạo ra một kiến trúc chung để liên kết các lực lượng bên dưới, với một xu hướng thương mại như chi phí giảm mạnh và kích thước của các vệ tinh quỹ đạo trái đất thấp.
Một mối quan tâm khác là làm thế nào để sử dụng thiết bị liên lạc cũ trong một môi trường có các kỹ thuật gây nhiễu tinh vi. Trong nhiều năm, quân đội và ngành công nghiệp đã tinh chỉnh các quy trình để thực hiện các chức năng vô tuyến thường được nhúng trong phần cứng và tái tạo chúng trong phần mềm.
Các bộ đàm được xác định bằng phần mềm như vậy, có thể di chuyển giữa các tần số dễ dàng hơn nhiều so với các bộ đàm truyền thống, giúp chúng chống lại hoạt động gây nhiễu. Bí quyết là sử dụng một kỹ thuật tiên tiến, tinh vi và làm cho nó hoạt động trong các thiết bị cũ. Về thiết bị liên lạc, quân đội Mỹ sẽ chi 8,38 tỷ USD trong năm nay và lên tới 40,8 tỷ USD từ năm 2019-2023.
Về không gian, Mỹ đang xem xét những kiến trúc mới sẽ được đưa vào, có nghĩa là làm thế nào để đạt được sự pha trộn đúng đắn của các vệ tinh quân sự và các vệ tinh thương mại. Để làm cho việc gây nhiễu liên lạc giữa các binh sĩ, máy móc, trái đất và vũ trụ trở nên khó khăn hơn, quân đội Mỹ đang đổ thêm rất nhiều tiền vào các phương tiện truyền thông quang học, vì các chùm tia quang học rất khó bị chặn. Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ chi 619 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển để hiện đại hóa không gian trong năm nay, và 2,48 tỷ USD từ năm 2019-2023.
Vi điện tử và trí tuệ nhân tạo
Một trong những mối lo ngại về an ninh quốc gia trong thập kỷ tới là thị trường vi điện tử. Theo bà Miller, người Trung Quốc đang nuôi tham vọng thống trị thị trường vi điện tử trên toàn cầu vào năm 2030. Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ chi 150 tỷ USD trong 10 đến 15 năm tới. Chính phủ Trung Quốc đã dự báo họ sẽ sở hữu 70% thị trường toàn cầu về vi điện tử vào thời điểm đó. Và đây là điều mà Bộ Quốc phòng Mỹ rất quan tâm.
“Chúng tôi đang đầu tư đáng kể vào đây để tạo ra một quan hệ đối tác công-tư nhằm đưa việc chế tạo, nghiên cứu và thiết kế vi điện tử trở lại nước Mỹ. Chế tạo là một thách thức lớn, vì trước đây ngành công nghiệp Mỹ đã thuê ngoài để giảm chi phí. Đó là một xu hướng Bộ Quốc phòng rất muốn đảo ngược, ít nhất là phần nào. Mỹ có kế hoạch chi 42 triệu USD trong năm nay cho nghiên cứu vi điện tử và 2,2 tỷ USD giai đoạn 2019 -2023.
Lầu Năm Góc cũng có kế hoạch thành lập một trung tâm trí tuệ nhân tạo chung. Lĩnh vực này là một chặng đường dài so với những gì quân đội Mỹ thực sự muốn, các hệ thống chuyên gia có thể giúp các chỉ huy và nhà điều hành đưa ra quyết định tốt hơn nhiều trong thời gian thực. Năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ chi 1,9 tỷ USD cho nghiên cứu trí thông minh nhân tạo, và khoảng 10,3 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2023.
Quân đội Mỹ cũng chú trọng đến khoa học lượng tử. Theo bà Miller, trong vài năm qua, gia tốc kế, đồng hồ nguyên tử và con quay hồi chuyển đã được cải thiện gấp ngàn lần. Năm nay, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ chi 96 triệu USD cho lĩnh vực này, với kế hoạch là 565 triệu USD từ năm 2019 -2023.