Nạn bạo lực tăng cao ở Nam Phi

11:51 10/05/2019
Nam Phi được coi là giàu có hơn các quốc gia láng giềng như là Mozambique và Zimbabwe, song những nơi này có tỷ lệ tội phạm thấp hơn. Người da trắng bao giờ cũng xuất hiện nhiều trong phòng họp các công ty cũng như trong danh sách người giàu có ở Nam Phi.


Sự đối chọi mãnh liệt giữa người giàu và người nghèo trong xã hội Nam Phi được mô tả là "apartheid thời hậu apartheid". Tỷ lệ tội phạm cũng tương phản rõ rệt giữa những vùng ngoại ô thượng lưu và những khu dân cư lao động nghèo khổ thiếu điện, nước và vệ sinh.

Paulina Mabogale sống ở khu Diepsloot kể: "Một buổi chúng tôi thức giấc lúc mới 4 giờ sáng khi nghe tiếng súng nổ. Người ta nói nạn nhân không phạm bất cứ tội lỗi gì. Chúng tôi không biết tại sao ông ta bị bắn chết. Tôi thật sự lo sợ. Ra đường lúc trời tối là vô cùng nguy hiểm".

Người nước ngoài tự vũ trang để tự vệ.

Bà Mabogale, 58 tuổi, sống ở khu ngoại ô Parkview, nơi mà những căn nhà đều được bảo vệ bởi những bức tường cao, hàng rào dây kẽm gai điện, cánh cửa và chắn song cửa sổ bằng sắt cũng như luôn có bảo vệ tuần tra liên tục suốt ngày đêm.

Người dân nhận thông tin cảnh báo tội phạm qua email trong đó mô tả chi tiết những vụ án mạng xảy ra ở khu lân cận. Mabogale cho biết bà từng bị một người đàn ông lạ mặt tấn công từ phía sau để cướp tiền. Về sau, tên cướp bị bắt giữ và ngồi tù.

Giới lãnh đạo tôn giáo cũng bày tỏ mối lo ngại về số liệu thống kê của Cảnh sát Nam Phi. Xola Skosana, mục sư nhà thờ Way of Life ở vùng Khayelitsha gần Cape Town, phát biểu: "Người ta không thể cứ mãi chèn ép những người dân khốn cùng quá lâu mà không bị phản ứng lại. Sự oán giận ở Nam Phi thật sự đã đạt đến mức cao. Điều đó khiến cho con người tự oán hận bản thân mình, tự tha hóa bản thân".

Paul Verryn, mục sư Hội Giám lý ở thành phố Johannesburg, nhận định: "Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã trở nên không thể chịu đựng nổi và sự giận dữ trong các cộng đồng tăng theo cấp số nhân. Nhiều người bắt đầu cảm thấy họ không có gì để mất".

Tính trung bình mỗi ngày có 203 vụ cướp xảy ra trên đường phố được cảnh sát ghi nhận. Nguyên nhân chính vẫn là tình hình kinh tế, xã hội và năng lực yếu kém của Cảnh sát Nam Phi.

Sau khi chế độ Aparthied kết thúc, lực lượng cảnh sát Nam Phi bước vào giai đoạn cải tổ mạnh mẽ về lĩnh vực tôn trọng nhân quyền - theo đánh giá của Antony Altbeker, chuyên gia tội phạm học của tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Phát triển và Tổ chức kinh doanh (CDE) ở Johannesburg.

Nhưng trong thập niên qua, khi làn sóng tội phạm tăng cao, Cảnh sát Nam Phi khó tránh khỏi việc sử dụng bạo lực. Để đối phó với tội phạm, lực lượng Cảnh sát quốc gia Nam Phi tăng quân số lên 194.000 người - tức tăng 60% so với 121.000 người năm 2002.

Việc tăng nhân lực này vẫn không thể kéo giảm tỷ lệ tội phạm khi mà những vấn đề đằng sau nó - như nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập giữa người da đen và da trắng - vẫn còn tồn tại ở mức cao nhất thế giới", Richard Mamabolo là người phát ngôn cho Liên minh Cảnh sát và Nhân quyền trong nhà tù (POPCRU), một tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất của lực lượng Cảnh sát Nam Phi nói.

Hiện nay, cảnh sát Nam Phi triển khai lực lượng theo 2 hướng khác nhau - tập trung nhiều hơn ở những khu ngoại ô nghèo khó, trong khi hạn chế tại "những khu của người da trắng và da đen giàu có" bởi vì đó là tầng lớp "có nhiều tiền để thuê luật sư và cảnh sát biết mình có nguy cơ gặp nhiều rắc rối" - theo Mamabolo.

Nhà bình luận chính trị Steven Friedman cho biết: "Người da trắng sống trong những vùng ngoại ô có thể bỏ tiền ra để mua an ninh cho bản thân trong khi người da đen nghèo khổ thì không thể. Nếu chú ý quan sát những vùng ngoại ô ở Nam Phi - như ở Alexandra, nơi có dân số 180.000 người và đại đa số là người da đen, người ta dễ dàng nhận ra rằng lực lượng an ninh tư nhân còn quan trọng hơn cả cảnh sát. Bởi vì, cảnh sát chỉ được gọi đến như là phương sách cuối cùng".

Trang Thuần

Đất nước hòa bình, vươn mình trong kỷ nguyên mới, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Phòng 5), Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an bước vào một mặt trận mới – thầm lặng nhưng đầy thách thức.

Bụi than len vào lớp học, phủ kín mâm cơm, quấn quanh giấc ngủ người già và trẻ nhỏ. quốc lộ 15D (QL15D) - tuyến đường nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến Cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay (Quảng Trị), giờ đây đang trở thành "hành lang tử thần" vì bụi, tiếng ồn, tai nạn rình rập. Trong khi đó, người dân phản ánh mòn mỏi, chính quyền địa phương nói đã nhắc nhở, còn doanh nghiệp thì chỉ hứa… sẽ khắc phục dần (!).

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án; khởi tố 32 bị can về các hành vi “Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc; Mua bán trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An do đối tượng Nguyễn Công Huân cầm đầu.

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.