'Ndrangheta - băng đảng mafia đe dọa an ninh Italia

11:17 28/12/2019
Ngày 19-12, 3.000 cảnh sát Italia đã mở chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào băng đảng mafia 'Ndrangheta, một trong những băng đảng mafia lớn nhất Italia tại tỉnh Vibo Valentia, vùng Calabria, bắt giữ 334 đối tượng, thu giữ số tài sản trị giá khoảng 15 triệu euro.

 

Trong số các đối tượng bị bắt, ngoài những tên giang hồ còn có cả các chính trị gia, quan chức địa phương như Thị trưởng thành phố Pizzo Calabro, một cựu quan chức vùng, một cựu cảnh sát, và một số thành viên của đảng Forza Italia của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi do bị nghi ngờ là liên quan đến các hoạt động tống tiền, giết người, cho vay nặng lãi, rửa tiền. Đây được coi là chiến dịch truy quét mafia lớn thứ hai tại Italia trong những năm gần đây.

Băng đảng mafia chi phối thị trường ma túy từ Nam Mỹ tới châu Âu

'Ndrangheta hình thành vào thế kỷ XIX, ban đầu là nhóm những người nông dân. "Căn cứ địa" của băng 'Ndrangheta là vùng Calabria, một khu vực đồi núi hẻo lánh, bí mật, một trong những khu vực nghèo nhất khắp châu Âu, nơi người dân luôn thù địch với bất cứ hình thức nhà nước nào. 

Từ những năm 1950, 'Ndrangheta đã phát triển thành băng nhóm buôn bán ma túy hàng đầu châu Âu và bành trướng sang Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia. Thậm chí các thành viên của chúng còn tham gia vào các tập đoàn tội phạm kinh doanh như buôn bán vũ khí, chôn lấp hóa chất độc hại, rửa tiền và mua các hợp đồng xây dựng công trình công cộng.

Biểu tượng của băng 'Ndrangheta.

Điều đặc biệt của băng 'Ndrangheta là các thành viên được liên kết thông qua hôn nhân, mối quan hệ huyết thống nên Ndrangheta khó bị chia rẽ hơn so với các tổ chức tội phạm khác. 

Vì vậy, trong khi hàng nghìn thành viên của mafia ở Sicilly trở thành chỉ điểm cho cảnh sát, chỉ có vài chục thành viên của 'Ndrangheta chấp nhận làm việc cho cảnh sát Italia, và không ai trong số này nằm trong nhóm lãnh đạo cấp cao. 

'Ndrangheta đặt ra quy tắc im lặng, hay còn gọi "omerta", nghĩa là các thành viên của băng nhóm tuyệt đối không hợp tác với chính quyền, đây là nguyên tắc đầy quyền lực trong nội bộ 'Ndrangheta và là "bộ quy tắc danh dự" cho những kẻ gia nhập hàng ngũ của 'Ndrangheta. 

Những người hiếm hoi bước ra khỏi hàng ngũ 'Ndrangheta, như trường hợp mội đại diện của tổ chức này ở miền Bắc Italia năm 2008, cũng nhanh chóng biến mất mà không tìm thấy xác. Tháng 3-2006, Giovanni Morabito, cháu trai của ông trùm "Joe xuyên thủng" tự giao nộp mình với cảnh sát sau khi bắn vào mặt chị gái. Giovanni khai rằng chị gái mình đã bỏ chồng và có bầu với một cảnh sát khác. 

Sự sỉ nhục này là không thể tha thứ và Gionanni quyết định phải trả thù "vì danh dự tổ chức". Năm 2013, tờ Local đăng tải bài viết về một kẻ từ tổ chức 'Ndrangheta bị tình nghi phản trắc và gửi thông tin cho cảnh sát. Ngay lập tức, tên này bị đẩy vào chuồng và bị lũ lợn đói ăn thịt. Năm 1991, một kẻ phản bội khác đã bị giết ngay tại làng Taurianova bằng con dao chặt thịt lợn…

'Ndrangheta bắt đầu nổi danh từ những năm 1970 bằng những vụ giết chóc tàn bạo và bắt cóc đòi tiền chuộc. Trong đó có vụ bắt cóc cháu của trùm dầu mỏ John Paul Getty và đòi 17 triệu USD tiền chuộc vào năm 1973. Ban đầu, Getty từ chối trả tiền vì sợ đẩy 14 đứa cháu khác vào nguy hiểm khi cho rằng nếu ông trả tiền chuộc, rất có thể 'Ndrangheta sẽ bắt cóc 14 đứa còn lại. 

Băng 'Ndrangheta không đòi hỏi thêm mà chỉ cắt đứt một bên tai của người cháu tội nghiệp và gửi cho Getty. Nhận "món quà" này, ông trùm dầu mỏ quá sợ hãi và chấp nhận trả tiền. Tuy nhiên, ông này xin giảm 2,2 triệu USD và trả dần với lãi suất 4,4%/năm.

Sang những năm 1990, sau khi xảy ra vụ băng Cosa Nostra ở Sicily giết hai công tố viên là Giovanni Falcone và Paolo Borsellino buộc Cảnh sát Italia mở chiến dịch truy quét Cosa Nostra đã trở thành cơ hội vàng cho 'Ndrangheta chiếm lĩnh thị trường đen. 

'Ndrangheta liên tục mở rộng hoạt động từ thành trì của nhóm ở các ngôi làng miền núi Calabria, miền Nam Italia ra nhiều vùng khác và cả nước ngoài. Các tài liệu của tòa án Italia mô tả, buôn bán ma túy là "mỏ vàng" mà 'Ndrangheta sử dụng để đầu tư vào nền kinh tế hợp pháp ở Italia và nước ngoài. 

'Ndrangheta đã củng cố mối quan hệ với các bang sản xuất và phân phối ma túy trên khắp châu Mỹ Latinh như Peru, Colombia, Guyana và Brazil… đồng thời kiểm soát các tuyến đường buôn bán ma túy chính, khi thống trị việc buôn bán cocaine, liên kết với các nhóm tội phạm có tổ chức ở Mỹ Latinh, New York, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania. 

Bằng cách lập ra các công ty xuất nhập khẩu, 'Ndrangheta đã vận chuyển ma túy vào châu Âu trong những chuyến tầu chở than từ Colombia xuất khẩu sang châu Âu; một công ty khác cũng làm tương tự đối với gỗ từ Guyana… nó có thể kiểm soát tới 80% lượng cocaine vào châu Âu.

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu về dư luận và thị trường Italia (Demoskopika), 'Ndrangheta có "thu nhập" lên tới 70 tỷ USD/ năm, trong đó doanh thu chính của 'Ndrangheta chủ yếu đến từ hoạt động buôn lậu ma túy, rửa tiền, cho vay nặng lãi, ăn chia từ những gói thầu không minh bạch...

Một điều tra ngoại giao của Mỹ năm 2008 đã kết luận, tại Italia, 'Ndrangheta "duy trì các tài khoản ngân hàng ở Monte Carlo và Milan để nhận tiền từ Colombia, Tây Ban Nha, Đức, vùng Balkan, Canada và Australia". 

Để rửa số tiền đen thu được từ buôn ma tuý, 'Ndrangheta thông qua các khoản đầu tư vào du lịch ở French Riviera, nhà hàng và bất động sản ở Tây Ban Nha, các hợp đồng công cộng ở miền Bắc Italia. Chúng cũng chuyển sang cộng đồng người Calabrian rộng lớn trên khắp châu Âu (đặc biệt là ở Đức) để mở rộng hoạt động.

Cảnh sát thu được nhiều vũ khí trong cuộc truy quét ngày 19-12.

Những cuộc truy quét không có hồi kết

Trước sự phát triển của 'Ndrangheta, từ năm 2010, Cảnh sát Italia đã mở những chiến dịch truy quét băng nhóm này. Trong chiến dịch truy quét năm 2010, khoảng 300 kẻ tình nghi đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều cảnh sát. 

Những năm gần đây, Cảnh sát Italia đã phối hợp cùng cơ quan an ninh của các nước khác thực hiện nhiều chiến dịch truy quét 'Ndrangheta ở Calabria, Milan và cả các nước châu Âu khác như Bỉ, Pháp, Serbia, Montenegro, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thâm nhập và phá vỡ băng đảng này là điều không dễ bởi các thành viên ràng buộc với nhau bằng mối quan hệ gia đình và luôn trung thành với luật "omerta" nên cảnh sát khó có thể khai thác thông tin về 'Ndrangheta cho dù bắt giữ được thành viên của nhóm. 

Bộ Tài chính Mỹ cũng đã đưa 'Ndrangheta vào danh sách cấm vận; năm 2010, ông trùm Domenico Oppedisano đã bị bắt nhưng 'Ndrangheta vẫn tiếp tục thống trị việc mua bán cocaine, liên kết với nhiều nhóm tội phạm có tổ chức khắp Mỹ Latin, New York, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania.

Không chỉ hoành hành ở Italia và châu Âu, 'Ndrangheta đã mở rộng nguồn cung cấp ma túy bằng cách liên kết với PCC, băng đảng mafia rất mạnh ở Brazil, để lập liên minh vận chuyển cocaine toàn cầu. Trong nhiều năm qua, 'Ndrangheta đã nhận được cocaine do PCC vận chuyển từ châu Mỹ đến châu Âu thông thường qua cảng Santos. 

Đây là cảng lớn nhất ở Nam Mỹ, nơi diễn ra các vụ thu giữ số lượng ma túy kỷ lục trong những tháng gần đây. Cảnh sát Brazil cho biết các tuyến đường biên giới và đường bộ ở Brazil được bảo vệ kém đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán ma túy trong nước. Nhưng các tổ chức tội phạm ở Brazil không thể tham gia vào dòng chảy cocaine quốc tế và phải dựa vào các "đồng nghiệp" của chúng ở nước ngoài.

Tháng 12-2018, Cảnh sát ở 4 nước châu Âu  (Đức, Italia, Hà Lan và Bỉ) đã thực hiện "Chiến dịch Pollino", đột kích vào đế chế rộng lớn rửa tiền và buôn bán ma túy của 'Ndrangheta, bắt giữ 90 thành viên của nhóm. Họ mô tả chiến dịch này là một "cuộc tấn công quyết định chống lại một trong những mạng lưới tội phạm mạnh nhất Italia trên thế giới". 

Chỉ trong vài ngày, Cảnh sát thu giữ 4 tấn cocaine và 140 kg thuốc lắc, cộng với một khoản tiền mặt lớn. Các nhà điều tra có bằng chứng cho thấy một tiệm kem ở thị trấn Bruggen của Đức được sử dụng để rửa tiền; còn một nhà hàng pizza gần Cologne đã trở thành một cơ sở hậu cần, trung tâm rửa tiền và là nơi tổ chức các chuyến hàng ma túy đến Mỹ Latinh; các nhà hàng ở hai ngôi làng Hà Lan cũng đóng vai trò tương tự.

Cảnh sát Italia bắt tên đầu sỏ của băng đảng Ndrangheta tại khu vực Calabria, miền nam Italy trong một cuộc trấn áp hồi năm 2010.

Chiến dịch truy quét cuối năm 2018 được đánh giá là tích cực trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt 'Ndrangheta, tuy nhiên chưa thể chạm tới gốc rễ của tổ chức mafia này. Bởi sức mạnh của 'Ndrangheta nằm ở chỗ chúng hưởng lợi nhờ chế độ tự quản trị rất lớn. 

Sự suy yếu của một gia đình có thể dễ dàng khiến một gia đình khác mạnh lên. 'Ndrangheta đã thâm nhập sau vào nền chính trị địa phương và có khả năng thao túng các cuộc bầu cử địa phương theo hướng có lợi cho một ứng viên nào đó. 

'Ndrangheta cung cấp gái mại dâm cho các thẩm phán, mua chuộc, đe dọa thậm chí thanh lý bất cứ ai thách thức quyền lực của chúng. Các gia đình mafia được thành lập tại hầu hết thành phố ở Calabria và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế hợp pháp cũng như bất hợp pháp, từ xây dựng, năng lượng, du lịch tới buôn bán ma túy, vũ khí, và mới đây nhất là dịch vụ cho người tị nạn.

Theo Cảnh sát Italia, chiến dịch truy quét 'Ndrangheta ngày 19-12 vừa qua là kết quả điều tra được tiến hành từ năm 2016 trên khắp 11 vùng của Italy bao gồm: Bologna, Sicily, Veneto, Tuscany, Campania...; một số đối tượng đã bị bắt giữ tại Đức, Thụy Sĩ và Bulgaria. 

Ông Nicola Gratteri, Chủ tịch Ủy ban nghị viện chống mafia, người chỉ huy cuộc điều tra, khẳng định đây là chiến dịch chống mafia quy mô lớn nhất kể từ "phiên tòa khổng lồ", xử 500 tên mafia tại Palermo trong giai đoạn 1986-1992. Nicola Morra nói rằng "Từ hôm nay ở Calabria, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành hơn. Đó là bầu không khí tự do".

Tuy nhiên, với thực tế tồn tại suốt hơn 1 thế kỷ của 'Ndrangheta, có thể thấy cuộc chiến này sẽ chưa thể đi đến hồi kết. 

Đức Quý (tổng hợp)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文