Nga - G7 căng thẳng vì MH17

12:27 22/07/2018
Ngoại trưởng các nước thuộc Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) tuyên bố Nga phải "giải trình về vai trò của mình" trong vụ rơi máy bay MH17 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines khi bay qua Ukraine vào năm 2014.


Ngày 15-7, Ngoại trưởng các nước thuộc Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) tuyên bố Nga phải "giải trình về vai trò của mình" trong vụ rơi máy bay MH17 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines khi bay qua Ukraine vào năm 2014; đồng thời Moskva cần nỗ lực hợp tác nhằm tìm ra sự thật và đưa thủ phạm ra xét xử trước pháp luật.

Ngoại trưởng các nước G7 cho biết một cuộc điều tra chung về vụ máy bay rơi đã tìm ra những phát hiện "thuyết phục, quan trọng và gây quan ngại sâu sắc" về sự liên quan của Nga trong vụ việc. 

Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi thống nhất ủng hộ Australia và Hà Lan khi những nước này kêu gọi Nga giải trình về vai trò của mình trong vụ việc; đồng thời hợp tác đầy đủ trong quá trình tìm ra sự thật và công lý cho các nạn nhân trong vụ MH17 và người thân của họ".

Tuyên bố của các ngoại trưởng G7 được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Nga Putin tại Helsinki vào ngày 16-7, cũng như ngay trước dịp tưởng niệm ngày xảy ra thảm kịch hàng không khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn tử nạn khi máy bay bị bắn rơi ngày 17-7-2014.

Trước đó, các nhà điều tra thuộc Đội Điều tra hỗn hợp (JIT) bao gồm đại diện Hà Lan, Australia, Malaysia, Bỉ và Ukraine lần đầu tiên cáo buộc tên lửa bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines (MAS) vào tháng 7-2014 thuộc về Lữ đoàn Phòng không số 53 của quân đội Nga, đóng ở khu vực Kursk (thuộc Nga).

Trong buổi công bố kết quả điều tra trước báo giới tại Hà Lan ngày 24-5, JIT cho biết căn cứ vào những hình ảnh và đoạn băng ghi hình mà nhóm điều tra có được, đội điều tra đã tái dựng được đường bay của tên lửa Buk từ khu vực Kursk hướng tới biên giới đi vào lãnh thổ Ukraine. Nhà điều tra hàng đầu của Hà Lan, Wilbert Paulissen khẳng định đây là chứng cứ thuyết phục để nhóm điều tra đưa ra kết luận trên.

Ngoài ra, cuộc điều tra do Hà Lan đứng đầu đang tập trung điều tra 100 đối tượng tình nghi có "vai trò tích cực" trong vụ việc, song không công khai danh tính của cá nhân này. Hiện các nhà điều tra công khai việc xác định 2 đối tượng tình nghi có bí danh là Orion và Delfin sau khi thu giữ được đoạn ghi âm hội thoại vào thời điểm trước và sau khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Theo trưởng nhóm điều tra JIT, Fred Westerbeke, cuộc điều tra sẽ vẫn tiếp diễn.

Ngay sau đó, Tổng thống Nga Putin ngày 25-5 khẳng định tên lửa bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng Hàng không Malaysia Airlines năm 2014 không thuộc quân đội Nga, bác bỏ kết luận điều tra của JIT. Ông Putin cũng cho rằng Nga không thể tin hoàn toàn vào kết luận của Hà Lan về vụ việc do Moskva không tham gia vào tiến trình điều tra.

Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa bắn rơi máy bay MH17 có thể thuộc quân đội Ukraine. Phía Nga nêu rõ mảnh động cơ tên lửa được đưa ra trong cuộc họp báo của Ủy ban điều tra hỗn hợp không thể thuộc quân đội Nga bởi tất cả tên lửa sản xuất năm này đều đã được tái chế vào năm 2011 và nguyên nhân duy nhất mà Ủy ban điều tra của Hà Lan im lặng về nguồn gốc động cơ tên lửa sản xuất năm 1986 là do động cơ này thuộc quân đội Ukraine.

Ngày 17-7-2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 đang trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) chở theo 298 hành khách và phi hành đoàn đã bị bắn rơi trên bầu trời miền Đông Ukraine. Các nạn nhân thiệt mạng chủ yếu là người Hà Lan. Nhà chức trách Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine đứng sau vụ việc này.

Tuy nhiên, Moskva và những người đứng đầu lực lượng nổi dậy ở Đông Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định máy bay đã trúng một tên lửa bắn đi từ khu vực do quân đội Chính phủ Ukraine kiểm soát.

Thùy Dương

Trả lời câu hỏi của một sinh viên về việc hiện đang học tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và muốn thi thêm vào một trong các trường của lực lượng CAND để tham gia học một lúc song song 2 trường, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Bộ, thí sinh không được đăng ký học song song hai bằng đại học trong thời gian theo học tại các cơ sở đào tạo ngoài lực lượng CAND.

Hiện nay đã và đang xuất hiện các đường dây tội phạm mua bán người là những cô gái trẻ vào các quán karaoke. Sự xuất hiện những “biến thể” mới của loại tội phạm này khiến nhiều người dân chưa nhận diện được các thủ đoạn “biến tướng”, khi các đối tượng “ngầm” liên kết với nhau mua, bán nạn nhân như “món hàng”, đe dọa, đánh đập nếu nạn nhân không chịu tiếp khách, bán dâm ở trong quán karaoke.

Ngày 9/7, Công an phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhận được thư cảm ơn của chị Lê Thị Trang, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trong thư, chị Trang gửi lời cảm ơn sâu sắc đến CBCS Công an phường Sa Pa vì đã giúp gia đình chị tìm thấy người thân bị lạc trong lúc đi du lịch tại Sa Pa.

Tại phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên sửa toàn bộ Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Kiên Giang (cũ), chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của một người dân, liên quan đến phần đất 26.000m2 nằm trong Dự án Khu du lịch sinh thái Lan Anh Resort, tại ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ (Phú Quốc, An Giang).

Sau khi Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, mua bán hàng giả: dầu gió Con Ó nhãn hiệu “Eagle Brand Medicated Oil”, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu Ông già Thái Lan và dầu lăn Hàn Quốc, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND 168 phường, xã, đặc khu, cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) và cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn về việc chủ động rà soát các sản phẩm kinh doanh là hàng giả…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.