Ngành ngân hàng Bắc Âu rung chuyển vì bê bối rửa tiền
- Vũ khí mới chống tội phạm rửa tiền
- EU và Mỹ đụng độ về phương pháp chống rửa tiền
- Trung Quốc: Phá vỡ đường dây rửa tiền qua Macau
Chủ tịch của Swedbank, Lars Idermark, nói rằng CEO, Birgitte Bonnesen, đã bị Hội đồng Quản trị sa thải sau khi "những diễn biến trong những ngày qua đã tạo ra một áp lực rất lớn cho ngân hàng". Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Cơ quan Chống tội phạm kinh tế Thụy Điển (ECA) đột kích vào trụ sở của ngân hàng gần Stockholm.
Các công tố viên đang điều tra xem 15 cổ đông lớn nhất của Swedbank có nhận được thông tin bất hợp pháp về mối liên hệ giữa ngân hàng với vụ bê bối rửa tiền trước khi vấn đề này được công bố bởi một báo cáo của truyền hình Thụy Điển vào tháng trước hay không.
Giám đốc điều hành, Birgitte Bonnesen, đã bị Hội đồng Quản trị sa thải sau khi "những diễn biến trong những ngày qua đã tạo ra một áp lực rất lớn cho ngân hàng". |
Bonnesen, 62 tuổi, sẽ được thay thế tạm thời bởi Giám đốc tài chính Anders Karlsson, ngân hàng cho biết trong bối cảnh Hội đồng Quản trị chuẩn bị đối mặt với các cổ đông tại một cuộc họp thường niên ở Stockholm. Trước đó, 3 nhà đầu tư lớn nhất của Swedbank nói rõ rằng họ đã mất niềm tin vào Bonnesen, sau khi bà có dấu hiệu đánh lừa công chúng về mức độ nghiêm trọng của vụ án rửa tiền.
Vụ bê bối đã làm rung chuyển Thụy Điển, một xã hội thường gắn liền với mức độ tham nhũng thấp và tiêu chuẩn cao khi nói đến sự minh bạch. Swedbank là công ty cho vay lâu đời nhất của đất nước và là nhà cung cấp thế chấp lớn nhất của quốc gia, đặt tại trung tâm của hệ thống tài chính Thụy Điển. Vụ việc cũng củng cố mối lo ngại rằng hoạt động rửa tiền là vấn đề lớn hơn nhiều so với giả định đầu tiên, với nhiều ngân hàng lớn nhất của châu Âu gần đây liên quan đến vụ bê bối tiền bẩn.
Các nhà chức trách ở Hoa Kỳ, Estonia, Latvia và Lithuania cũng đang điều tra Swedbank về các dòng tiền được cho là bẩn. Sàn giao dịch chứng khoán Stockholm tạm ngừng giao dịch cổ phiếu Swedbank cho đến khi có thông báo mới. Bonnesen là CEO hàng đầu thứ hai rơi vào bê bối các vụ rửa tiền liên quan đến các ngân hàng Scandinavia và các chi nhánh của họ ở các nước Baltic.
Vào tháng 12, CEO của Ngân hàng Danske Bank, Thomas Borgen, đã từ chức sau khi một cuộc điều tra nội bộ cho thấy khoảng 200 tỷ Euro (225 tỷ đô la) chảy qua chi nhánh của ngân hàng ở Estonia từ năm 2007 đến 2015 là đáng ngờ. Những phát hiện đã thúc đẩy cơ quan quản lý tài chính của Đan Mạch mở lại một cuộc điều tra và các công tố viên Đan Mạch đã bắt đầu một cuộc điều tra hình sự.
Truyền hình Thụy Điển đã báo cáo vào tháng trước rằng khách hàng của Swedbank đã có thể chuyển ít nhất 40 tỷ kronor (4,3 tỷ USD) giữa Swedbank và chi nhánh Estonia của Danske Bank. Swedbank gia nhập thị trường ngân hàng Baltic năm 2005 thông qua việc mua lại AS Hansapank có trụ sở tại Estonia, một ngân hàng thương mại và bán lẻ được thành lập vào năm 1992 và cũng hoạt động tại láng giềng Latvia, Lithuania và Nga dưới thương hiệu Hansabank. Ngay trước giao dịch Swedbank, Hansapank đã mua lại Ngân hàng Kvest Bank có trụ sở tại Moskva vào năm 2005.
Cùng với Ngân hàng SEB Bank - một nhóm ngân hàng Thụy Điển khác - Swedbank vẫn là một trong 2 ngân hàng thương mại chính tại Baltic, có thị phần 25-35% tiền gửi và cho vay ở mỗi quốc gia. Vào thời kỳ đỉnh cao vài năm trước, hơn 90% ngành ngân hàng Estonia được giữ bởi Bắc Âu, chủ yếu là các ngân hàng có trụ sở tại Thụy Điển.