Nghị sĩ trẻ tuổi nhất trong Quốc hội Mỹ

15:24 16/12/2014
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 vừa qua, bà Elise Stefanik, 30 tuổi, ứng viên của đảng Cộng hòa đã đắc cử chức danh Hạ nghị sĩ, trở thành thành viên trẻ tuổi nhất trong toàn bộ lịch sử 227 năm của Quốc hội Mỹ.

Tân Hạ nghị sĩ E.Stefanik chào đời ngày 2/7/1984 tại thành phố Albany, thủ phủ tiểu bang NewYork trong một gia đình chủ sở hữu doanh nghiệp sản xuất gỗ dán. Sau khi tốt nghiệp trung học tại ngôi trường lâu đời dành cho học sinh nữ (AAG) ở Albany, E.Stefanik thi đậu với học bổng bán phần của Trường đại học Tổng hợp Harvard danh tiếng ở thành phố Cambridge (tiểu bang Massachusetts), rồi lấy bằng cử nhân trong năm 2006. Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Harvard, E.Stefanik đã được trao phần thưởng Women's Leadership Award dành cho nhà lãnh đạo sinh viên xuất sắc nhất.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Harvard, E.Stefanik tình nguyện tham gia vào bộ máy chính quyền của Tổng thống George W.Bush, với vai trò là nhân viên tham mưu tổng hợp trong văn phòng Phó trợ lý phụ trách Hội đồng Chính sách trong nước cho ông Joshua Bolten, đương kim Chánh Văn phòng Nhà Trắng khi ấy. Kế đến E.Stefanik đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Truyền thông về chính sách đối ngoại cho ứng viên Tim Pawlenty, cựu Thống đốc tiểu bang Minnesota trong chiến dịch tranh cử của ông này trong năm 2012, nhằm đánh bại đối thủ là cựu Thống đốc tiểu bang Massachusetts Mitt Romney để được đảng Cộng hòa giới thiệu ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ.

Sau thất bại sít sao của ứng viên T.Pawlenty, E.Stefanik được mời làm phụ tá cho Paul Ryan, đúng vào thời điểm ông này ra ứng cử chức Phó tổng thống liên danh với M.Romney trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Mỹ của năm 2012. Sau khi liên danh Romney-Ryan đại bại trước cặp đối thủ là đương kim Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thổng Joe Biden hiện nay, Elise Stefanik rời thủ đô Washington D.C trở về New York tham gia việc kinh doanh gỗ dán của gia đình, với cửa hàng tọa lạc tại Trung tâm mua bán Guilderland ngoại vi New York.

Trong năm 2013, E.Stefanik tuyên bố sẽ ra ứng cử vào Hạ viện Liên bang trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của năm 2014, đại diện cho đơn vị bầu cử số 21 của New York bao gồm 12 quận, huyện với hơn nửa triệu cử tri. Kết quả vào ngày 17/4/2014 bà đã đánh bại người đồng đảng Matt Doheny 43 tuổi với gấp đôi số phiếu ủng hộ. Trong thời gian rảnh rỗi không tham gia chiến dịch tranh cử theo định kỳ, ứng viên E.Stefanik thường trở về nhà để giúp gia đình trong việc buôn bán gỗ ván ép. Đến cuộc bầu cử vào ngày 4/11 vừa qua, ứng viên Cộng hòa E.Stefanik đã giành chiến thắng trước đối thủ kỳ cựu là nhà làm phim tài liệu nổi tiếng Aaron Woolf, ứng viên của đảng Dân chủ để trở thành Hạ nghị sĩ đại diện tiểu bang New York quê hương.

Tân Hạ nghị sĩ E.Stefanik.

Tân dân biểu E.Stefanik thường được bạn bè cũng như đồng nghiệp mô tả là người cực kỳ thông minh và hết sức năng động. Còn vị Trưởng Ban vận động bầu cử của đảng Cộng hòa tại tiểu bang New York thường công khai lên tiếng ca ngợi ứng viên E.Stefanik như là "một cá nhân vẹn toàn với tầm nhìn chiến lược. Đồng thời cũng là một người phụ nữ luôn làm việc chăm chỉ, biết chủ động tạo ra các cơ hội để đi tới chiến thắng".

 Khi được báo giới hỏi  về đời tư, tân Hạ nghị sĩ E.Stefanik vẫn còn độc thân chỉ trả lời vắn tắt, rằng: "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà cử tri muốn tìm hiểu và ủng hộ tôi, bởi những ý tưởng tranh cử của tôi phát xuất từ một cá nhân độc lập không vướng bận gia đình".

Được biết, kỷ lục nghị sĩ trẻ tuổi nhất trong Quốc hội Mỹ trước đây thuộc về nữ ứng viên Elizabeth Holtzman, 31 tuổi thuộc đảng Dân chủ, đại diện của thành phố New York được bầu vào Hạ viện Mỹ năm 1972, rồi tái đắc cử qua 4 nhiệm kỳ liên tiếp với mỗi nhiệm kỳ kéo dài 2 năm. Bà E.Holtzman vốn nổi tiếng qua vai trò là thành viên Ủy ban Tư pháp Hạ viện, cũng chính là người đã khởi xướng quá trình luận tội chống lại Tổng thống Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate; cũng như tổ chức phiên điều trần buộc Tổng thống kế nhiệm Gerald Ford phải giải trình thỏa đáng, xem việc ký quyết định ân xá cho người tiền nhiệm có vi hiến hay không. 

Trần Hồng (Theo The New York Times)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文