Người dân Kenya hối lộ 16 lần mỗi tháng

07:19 02/06/2016
Tờ Global Post dẫn nguồn tin từ Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết, tính trung bình, mỗi người dân ở Kenya - một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất ở Đông Phi đã phải hối lộ các quan chức Chính phủ 16 lần mỗi tháng. Người dân Kenya gọi đất nước mình là "ya kitu kidogo" - vùng đất của "chút gì đó", ám chỉ việc hối lộ tràn lan.


Những máy ATM di động của cảnh sát

"Bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng tham nhũng ở Kenya khi hỏi bất kỳ người dân nào trên đường phố ở Eastleigh, Nairobi. Khi bị cảnh sát dừng xe, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải rút hầu bao vì bất kỳ lý do gì", nhà hoạt động xã hội Abdullahi Mohamed nói.

Cũng giống như hầu hết những người hàng xóm của mình, Mohamed là người gốc Somali và theo Hồi giáo. Một nửa số cư dân sống ở khu phố Eastleigh nói rằng, cảnh sát đến đây không phải để tuần tra mà để làm giàu. "Hành động lặp đi, lặp lại hàng tuần vào mỗi tối thứ 6 là: cảnh sát đến khu phố Eastleigh đe dọa bỏ tù cho đến khi chúng tôi phải lấy tiền ra. Mọi việc đã trở nên quá bình thường. Người dân ở khu phố này được biết đến như những máy ATM di động của cảnh sát", một người dân nói.

Nhà hoạt động xã hội Boniface Mwangi trong một cuộc biểu tình ở Nairobi ngày 1/12/2015.

"Người dân đã phải chi rất nhiều tiền cho cảnh sát. Dường như tất cả xe cảnh sát ở Nairobi đều tập trung ở đây", Mohamed nói. Sở dĩ Eastleigh trở thành mục tiêu của cảnh sát vì cư dân chủ yếu là người Hồi giáo, gốc Somali. "Công dân Kenya gốc Somali dường như bị bỏ quên trong xã hội này. Chúng tôi chỉ là công dân hạng hai. Nơi chúng tôi sống hỗn độn những tạp âm. Quá nhiều ôtô và xe tải qua lại trong khi đường đi nhỏ hẹp. Phía xa kia, nhiều trẻ con đi dọc trên con đường đất nhặt nhạnh vỏ chai nhựa. Rác không bao giờ được thu gom. Chính phủ hứa cải tạo, nâng cấp đường giao thông nhưng đó chỉ là lời hứa suông", Mohammed nói.

Trong khi các chính trị gia né tránh trả lời báo chí về nạn tham nhũng của đất nước thì hai sĩ quan cảnh sát thừa nhận rằng, họ tập trung vào việc kiếm tiền hơn là đảm bảo trật tự an ninh cho đất nước. "Tiền lương được chi trả không đủ để lo cho gia đình. Việc nhận tiền của người dân cũng giống như một vòng tròn luẩn quẩn. Chúng tôi phải nộp lại khoản tiền nhất định cho cấp trên sau mỗi ca làm việc. Đó là quyền lợi mà các sỹ quan cấp cao được hưởng", một sĩ quan cảnh sát nói. Một sỹ quan cảnh sát nói rằng, tội phạm có thể được trả tự do nếu có tiền.

Nỗ lực rơi vào đơn độc

Boniface Mwangi, 32 tuổi, một nhà hoạt động chống tham nhũng ở Kenya cho biết, anh lớn lên ở Eastleigh và đã tận mắt chứng kiến nhiều việc xảy ra ở đây. Mỗi khi cần tiền, cảnh sát lại đến Eastleigh và dọa nạt người dân. "Thay vì phải bảo vệ người dân, cảnh sát chỉ nhìn thấy tiền từ họ", Mwangi vừa nói vừa nhìn xa xăm về phía Nairobi.

Trong một đất nước mà cụm từ "nhà hoạt động" không được chấp nhận, Mwangi vẫn không hề sợ hãi. Anh từng là một cựu phóng viên và tham gia chính trường. Mwangi cho biết, khi tham gia chính trường, có lần anh đã bị đe dọa bằng "quà tặng" là "thủ lợn và tiết canh". Mwangi đang điều hành tổ chức có tên là "Pawa254" với nỗ lực nâng cao nhận thức về tham nhũng cho người dân thông qua nghệ thuật, âm nhạc...

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 99% các khoản hối lộ mà người Kenya thực hiện theo yêu cầu của các quan chức chính phủ, nhân viên nhà nước và cảnh sát. Người dân Kenya cho rằng, cảnh sát và chính trị gia "bắt tay" nhau để bóc lột người dân. 

Gần đây, Mwangi tham gia cuộc biểu tình của sinh viên phản đối việc chủ đất câu kết với các chính trị gia lấy đất xây trường học để làm bãi đậu xe khách sạn. Cảnh sát đã giải tán các cuộc biểu tình, bảo vệ chủ đất bằng cách bắn hơi cay vào các sinh viên. 

"Họ đã xịt hơi cay vào các bạn trẻ. Thật không thể chấp nhận được. Các nước khác có mafia. Ở Kenya có mafia chính trị", Mwangi nói một cách giận dữ.

Trên các nguồn thông tin chính thống, Chính phủ và cảnh sát Kenya luôn nói "không" với tham nhũng và khẳng định sẽ truy tố bất kỳ cán bộ nào nhận hối lộ. Đồng thời, người nào mua chuộc cảnh sát cũng phải chịu trách nhiệm tương tự. Cư dân của Eastleigh nói rằng, họ sẽ chọn cách hối lộ cảnh sát nếu có thể giải quyết công việc.

Mwangi cho biết, anh và các đồng sự đã tiến hành một cuộc khảo sát với những người trẻ và phần lớn ý kiến cho rằng, nếu có cơ hội để tham nhũng, họ sẽ tham nhũng. Mwangi cho biết, anh thường xuyên nhận được lời đe dọa đến tính mạng. Khi phóng viên hỏi tại sao sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đấu tranh chống tham nhũng, Mwangi nói rằng, "nếu không làm những điều này, cuộc sống của con tôi sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Liệu tôi có sợ không. Không. Tôi không bao giờ ngừng lên tiếng, ngay cả khi phải chết".

Tường Phạm (tổng hợp)

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文