Người di cư bị Mỹ trả về Mexico nguy cơ rơi vào vòng xoáy buôn người
- "Địa ngục trần gian" trong những trại giam giữ người di cư ở Libya
- Tờ báo đầu tiên của người di cư trên thế giới
Chính sách di cư có hại
Những người di cư bị Mỹ gửi trở lại Mexico chịu đựng cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn và nguy hiểm ở các thành phố như Matamoros, nơi có cơ sở hạ tầng nghèo nàn và mức độ bạo lực cao. Những người di cư ở Rio Grande gần khu vực tạm trú cho những người xin tị nạn, hầu hết được Mỹ gửi trở lại Mexico theo Giao thức Bảo vệ Người di cư (MPP) ở Cầu Quốc tế Gateway tại Matamoros, Tamaulipas, Mexico thời gian gần đây.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc sống của những người xin tị nạn ở bang Tamaulipas đang bị đe dọa bởi Giao thức MPP của Chính phủ Mỹ và việc thiếu hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ Mexico. MPP buộc những người xin tị nạn phải chờ đợi ở Mexico trong khi trường hợp của họ được xử lý ở các thành phố như Matamoros, nơi có cơ sở hạ tầng nghèo nàn và mức độ bạo lực cao - bao gồm bắt cóc, tống tiền, cướp có vũ trang và bạo lực tình dục - gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của họ.
Cuộc sống vạ vật dễ rơi vào cảnh bạo lực. |
Kể từ khi MPP được triển khai tại Matamoros vào tháng 8, các nhóm MSF đã chứng kiến khoảng 100 người xin tị nạn bị buộc trở lại mỗi ngày. Thành phố có ít nơi cư trú và không được trang bị đầy đủ để nhận những người tị nạn.
Hầu hết đang sống trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh với hệ thống thoát nước kém, nước uống và dịch vụ y tế không đủ. Một số người phải ngủ trong những chiếc lều tạm trên đường phố, tiếp xúc với bạo lực của các nhóm tội phạm tranh giành quyền kiểm soát khu vực.
Các nhóm MSF đang cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý xã hội cho người di cư và người tị nạn ở một số nơi - tất cả đều hoạt động hết công suất - tại các thành phố Nuevo Laredo, Reynosa và Matamoros ở bang Tamaulipas của Mexico - khu vực được Bộ Ngoại giao Mỹ coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Mexico.
Tình hình đã xấu đi kể từ tháng 7, khi MSF lên tiếng về những nguy hiểm mà những người xin tị nạn ở bang Tamaulipas phải đối mặt. "Họ đưa tôi trở lại Matamoros cùng với con gái. Các nhà chức trách Mexico không cho tôi biết thông tin về nơi trú ẩn và nơi chúng ta có thể qua đêm. Tôi không biết nơi này, nhưng tôi biết rằng nó rất nguy hiểm", Monica, một người xin tị nạn từ Honduras và bệnh nhân MSF, nói.
MSF cũng lo ngại về các biện pháp gần đây của Chính phủ Mexico về việc chuyển các nhóm người vào miền Nam đất nước, để họ bắt đầu lại hành trình về phía Bắc dọc theo các tuyến đường rất bạo lực, một lần nữa khiến cuộc sống của họ gặp nguy hiểm.
MSF đã kêu gọi Chính phủ Mỹ ngừng gửi những người xin tị nạn trở lại những nơi họ phải đối mặt với bạo lực và đàn áp, đồng thời tiếp tục kêu gọi Chính phủ Mỹ và Mexico ngăn chặn những chính sách di cư có hại gây nguy hiểm cho người dân.
Gây áp lực cho Mexico
Trước đó, Tòa án Tối cao Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu thực thi đầy đủ quy định mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm hạn chế đơn xin tị nạn của những người nhập cư tại biên giới Mỹ-Mexico. Tòa án Tối cao Mỹ cho biết quy định mới có thể có hiệu lực trong khi các thách thức pháp lý xoay quanh luật này vẫn tiếp diễn.
Phán quyết trên đã trao "chiến thắng" cho Tổng thống Trump trong bối cảnh các chính sách siết chặt vấn đề nhập cư của chính quyền vấp phải sự phản đối tại các tòa án cấp thấp hơn. Trong một tuyên bố trên Twitter, ông Trump đã hoan nghênh quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ. Trước đó, Mexico tuyên bố không chấp nhận việc Mỹ đưa trả một số lượng lớn người xin tị nạn về Mexico trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ.
Phát biểu ý kiến trước thềm cuộc gặp giới chức Mỹ về việc mở rộng chương trình gây tranh cãi mang tên “Ở lại Mexico”, Bộ trưởng Ngoại giao Mexico M.Ebrard cho biết, hai bên sẽ thảo luận về những thành phố được mở rộng trong khuôn khổ chương trình, cũng như làm thế nào để kiểm soát lượng người di cư và quốc tịch mà Mexico sẽ tiếp nhận. Mexico cho biết sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn dòng người di cư sang Mỹ.
Theo đó, quốc gia Nam Mỹ sẽ kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan Liên hợp quốc như Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribe (ECLAC). Có hai phần trong vấn đề này, gồm những người di cư vì nghèo đói và phần nữa là hoạt động kinh doanh buôn người béo bở tạo ra 6.000 tỷ USD mỗi năm.