Người phụ nữ "giời đày" thuê người chặt chân tay đòi tiền bảo hiểm

12:46 28/08/2016
Rùng mình, sợ hãi là cảm giác của bất cứ ai khi nghe được câu chuyện gây xôn xao dư luận suốt mấy ngày hôm nay về một phụ nữ đã thuê người chặt chân, tay mình để mong nhận được tiền bồi thường từ hai hãng bảo hiểm chị ta mua trước đó mấy tháng.

Nhưng rồi, vụ việc vỡ lở, không những không nhận được đồng tiền bảo hiểm nào mà chị ta còn bị tàn phế suốt đời. Thật sự là đến giờ, nhiều người vẫn không hiểu tại sao chị ta lại chấp nhận một cái giá đau đớn đến vậy, kinh khủng đến vậy, khi ngày ngày phải đeo tay giả, chân thì bên thấp bên cao.

Ảnh hưởng thẩm mĩ là chuyện nhỏ, ảnh hưởng sức khoẻ và khả năng lao động mới là chuyện đáng nói, chưa kể sẽ bị dư luận mãi đàm tiếu.

1. Lý Thị N - tên người phụ nữ năm nay vừa tròn 30 tuổi - phải nói là phủ sóng khắp tất cả các trang báo mấy hôm nay. N là người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang.

Lý Thị N.

Cô gái miền sơn cước trước khi lấy chồng cũng ưa nhìn, mảnh mai lắm. Thế nên, cô cũng từ chối khá nhiều đám để cuối cùng, nhận lời theo chàng trai quê Phúc Thọ, Hà Nội về làm dâu. Năm 2009, đám cưới được tổ chức. Không lâu sau thì N sinh con gái đầu lòng.

Nhưng chỉ ở Phúc Thọ được một thời gian ngắn cùng mọi người trong gia đình chồng, N lấy cớ phải vào nội thành làm ăn nên khăn gói về khu vực quận Tây Hồ sinh sống, làm ăn.

N mở hàng trà đá, thu nhập không nhiều nhưng cũng từ quán trà đá này, chị ta có điều kiện tiếp xúc nhiều đối tượng và đã làm thêm nghề tay trái là môi giới mại dâm để tăng thu nhập.

Năm 2014, N bị Công an quận Tây Hồ bắt giữ về hành vi này, bị xử 8 tháng tù giam nhưng được hoãn thi hành án vì lúc đó, N vừa sinh con. Đến bây giờ, N vẫn còn "nợ" pháp luật bản án này.

Mặc dù người chồng có công ăn việc làm tử tế nhưng vì máu làm ăn, N vẫn bị mắc vào nợ nần 240 triệu đồng và theo chị ta khai tại cơ quan Công an là không có khả năng chi trả. Đây chính là lý do dẫn tới hành động mù quáng, đáng tiếc sau này, và có thể nói là hy hữu, ở Việt Nam.

Sau khi về lại nhà chồng ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội, N quyết tâm mở một cửa hàng ăn uống, nhưng làm hàng ăn không phải cứ thích là được, nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó cái "duyên" là cực kì quan trọng.

N kém may mắn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên không có cái duyên ấy. Mở ra được một thời gian ngắn mà không có khách khứa nào lai vãng, N lâm vào cảnh vỡ nợ.

Chị ta nháo nhào đi vay mượn tiền bạc để giải quyết hậu quả. Mặc dù gia đình chồng N cũng giúp đỡ khắc phục nhưng không xuể. N vẫn mắc nợ một số người bên nhà mình ở Tuyên Quang số tiền 240 triệu đồng.

Giữa lúc quẫn bách, N chợt nhớ ra 3 hợp đồng bảo hiểm mà chị ta đã mua trước đó mấy tháng. Trong điều khoản hợp đồng nêu rõ, nếu người mua bảo hiểm bị tai nạn thương tật dẫn tới mất một bàn tay hoặc một bàn chân sẽ nhận được số tiền bồi thường rất lớn, tương đương 3,5 tỉ đồng. Kể từ lúc đó, N nung nấu ý định "tự gây tai nạn" để trục lợi tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, đó là lời khai của N tại cơ quan điều tra, theo phân tích của một điều tra viên, rất có thể chị ta đã chủ động mua bảo hiểm và đã lên kế hoạch hoàn hảo để có thể nhận tiền bồi thường, chứ không phải việc mua cùng lúc 3 hợp đồng bảo hiểm là vô tình đối với một phụ nữ bán trà đá vỉa hè như Lý Thị N.

2. N lên kế hoạch sẽ tự gây thương tích để lấy tiền bảo hiểm, nhưng một mình thì không làm được nên N đã nhờ Doãn Văn D, một thợ cơ khí chỉ quen với việc quai búa, chém sắt chặt đinh chứ chưa một lần chém chân, tay người. D là khách quen thường vào quán trà đá của N mỗi khi từ xưởng cơ khí trở về.

Người giúp N thực hiện mục đích nhận tiền bảo hiểm.

Thấy vị khách nam có vẻ "máu lửa", N liền mở lời nhờ vả D sẽ chặt giúp chân tay mình. Thoạt nghe thì anh chàng thợ cơ khí thất kinh, ra sức xua tay từ chối. Suốt một tuần liền, N nhắn tin cho D dụ dỗ làm giúp chị ta cái công việc vừa nguy hiểm vừa có một không hai đó.

N buồn bã thổ lộ, chị ta đang ở cùng đường: "Nếu em không giúp chị, chị không biết nhờ ai cả, chỉ có nước chết thôi". Đến nước này thì Doãn Văn D mủi lòng.

Để chuẩn bị cho kế hoạch tàn khốc này, N đã mang từ nhà đi con dao chuyên dùng để chặt xương mà có lẽ N đã mua hồi mở quán ăn để làm phương tiện cho D "gây án". Sau đó, hai người "điên" này mò ra khu vực đường sắt từ hướng Xuân Phương đi về ga Phú Diễn đợi tàu đến.

Khoảng 23h45 ngày 4-5,  khi đoàn tàu lao tới cách khu vực N và D đang đứng khoảng 100m thì N đã nằm song song với đường sắt, kê tay trái và chân trái lên đường ray để D dùng một con dao chặt xương, dài khoảng 40 cm, chuôi bằng gỗ, bản rộng khoảng 8cm chặt một nhát vào tay trái và chân trái theo đúng vị trí N đã đánh dấu.

Liều lĩnh thì đương nhiên rồi, nhưng phải nói rằng, sự chịu đựng đau đớn của N cũng là cực kì kinh khủng. Tuy thế, trước khi trở thành "đao phủ bất đắc dĩ", D đã được N dặn: "Chặt nhanh, dứt khoát cho đỡ đau".

Không những thế. N còn dặn D, phải đặt phần tay, chân bị đứt rời lên đường ray để khi tàu hoả chạy qua sẽ nghiến vào phần chân, tay này tạo nên hiện trường chuẩn một vụ tai nạn đường sắt.

Đúng theo kế hoạch, sau hai nhát chặt chính xác, N lăn vào lùm cây ven đường sắt bất tỉnh, còn D trong vai người vô tình đi qua chứng kiến sự việc, đã vội vã chạy tới Công an quận Bắc Từ Liêm trình báo có người gặp tai nạn giao thông đường sắt, đề nghị các anh Công an giúp đỡ.

Sau này, một cán bộ Công an quận Bắc Từ Liêm, một trong những người có mặt đầu tiên ở hiện trường đưa N đi cấp cứu kể lại, cả đời anh không thể quên được nét mặt người phụ nữ gặp "tai nạn" này, bởi nó bình thản vô cùng, không kêu la than khóc một tiếng, nó khác với tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, đau đớn của những người gặp nạn khác.

Nhiều người thắc mắc, hẳn là N đã phải sử dụng ma tuý hoặc uống giảm đau trước đó mới có thể bình thản đến vậy, nhưng sự thực là chị ta chơi "tay bo" với số phận mình, với mục tiêu duy nhất là kiếm được 3,5 tỉ đồng từ bảo hiểm.

Sau phi vụ trót lọt này, D đã được N trả trước cho 20 triệu đồng (trong tổng số 50 triệu tiền N thuê D chặt chân tay mình).

Hiện trường nơi Lý Thị N thuê Doãn Văn D chặt chân tay mình.

3. Mặc dù đã dựng lên "màn kịch", do giận dỗi chồng, phải bỏ nhà đi lang thang ra khu vực đường tàu và vô tình bị tàu hút vào dẫn tới tai nạn, nhưng việc liên tục thúc các anh Công an nhanh chóng hoàn tất hồ sơ đây là một vụ tai nạn để chị ta có thể nhận tiền bảo hiểm sớm thì các anh đã không khỏi nghi ngờ.

Nhiều nghi vấn tiếp theo được đặt ra. Đó là khi Cơ quan Công an tiến hành khám nghiệm hiện trường thì không thu được vết máu bắn lên toa xe.

Ngoài ra, phía dưới đầu máy tiếp xúc với đường ray có thanh kim loại gạt chướng ngại vật, một hòn sỏi cũng khó lọt qua chứ đừng nói đến tay hoặc chân người. Và mấu chốt cuối cùng, đó là vết thương ở chân và tay của N qua kết quả giám định thì do vật sắc gây nên.

Lời khai của Lý Thị N cũng có nhiều điểm mâu thuẫn. Ban đầu chị ta khai khi làm hồ sơ tại bệnh viện, N nói mình bị tàu hút vào và xảy ra tai nạn. Nhưng khi khai với cơ quan điều tra, N sợ bị phát hiện dựng hiện trường giả vụ tai nạn nên đã bịa ra câu chuyện mình bị cướp.

Theo đó, N cho biết, trên đường đi theo đường tàu từ Xuân Phương về Cầu Diễn, N bất ngờ bị ai đó cầm vật cứng đập mạnh từ phía sau và chị ta đã ngất đi. "Kẻ cướp" đã lấy đi của chị ta một chiếc điện thoại và dây chuyền vàng tây có tổng trị giá khoảng 2,5 triệu đồng.

"Khi tỉnh dậy thì thấy bàn tay và bàn chân tôi đã bị lìa ra khỏi người, máu chảy rất nhiều và tôi thấy có một đoàn tàu hỏa chạy qua đã được 1,2 toa".

"Nhân chứng" quan trọng nhất là Doãn Văn D được N khẳng định không hề quen biết, D chỉ là người vô tình đi ngang qua chứng kiến vụ tai nạn, thấy N kêu cứu thì gọi báo Công an giúp. Nhưng có lúc N lại nói D là bạn và chị ta đã gọi điện cho anh ta đến để cứu mình.

Tuy trình báo là bị cướp và bị gây thương tích nhưng nguyện vọng duy nhất của Lý Thị N lại là đề nghị cơ quan Công an nhanh chóng đưa chị ta đi khám thương, xác định mức độ tổn hại sức khỏe, chứ không phải mong muốn theo tâm lý thông thường của bị hại là "đề nghị cơ quan Công an điều tra, làm rõ hung thủ".

Với nhiều tài liệu điều tra thu thập được, cơ quan Công an đã có đủ cơ sở khẳng định đây không phải là vụ tai nạn mà là một màn kịch vụng về do Lý Thị N dựng lên để trục lợi.

Tuy nhiên, vì hậu quả chưa xảy ra nên không khởi tố vụ án. Dư luận thắc mắc về hành vi của Doãn Văn D có phạm tội hay không, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.

Đinh Hiền

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文