Người tị nạn là “món quà hoàn hảo” cho mafia ở Italia

21:49 26/06/2019
Chàng trai đến từ Gambia, Omar, 27 tuổi nhấc chiếc xe đạp qua bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài với trung tâm tị nạn mà anh gọi là nhà. Anh dành cả ngày để tìm việc nhưng trở về trong thất vọng tràn trể.


Là người có giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo, Omar có được một số sự trợ giúp từ chính quyền ở Borgo Mezzanone, miền nam Puglia, Italia. Tuy nhiên, giấy phép của Omar cũng như nhiều người tị nạn khác sẽ hết hạn vào tháng tới. Rất nhiều khó khăn đang chờ đợi ở phía trước

"Tôi không biết điều gì xảy ra với mình"

Tháng 11 năm ngoái, Thượng viện Italy chính thức thông qua Dự luật Nhập cư và An ninh mới, theo đó sẽ bãi bỏ việc cấp giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo và chỉ cho phép người nhập cư ở lại từ 3-6 tháng trong các trại chờ hồi hương. Giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo được thay thế bằng sáu loại giấy phép cư trú đặc biệt cho một số trường hợp cụ thể như là nạn nhân của xung đột, thiên tai hoặc bạo lực gia đình…

Theo đó, các cơ quan chức năng cũng cắt giảm tài trợ cho các khóa học tiếng Italia, đào tạo nghề và một số chương trình khác, đóng cửa một số trung tâm tị nạn trên khắp lãnh thổ Italia. Không có giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo, điều đó có nghĩa rằng, những người như Omar sẽ không có được sự trợ giúp của chính quyền, dễ trở thành nạn nhân bị khai thác bởi các băng đảng tội phạm, bao gồm cả mafia đang lũng đoạn ngành nông nghiệp Italia.

“Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình ở phía trước. Tôi hy vọng có thể tìm được một công việc nhưng không phải ở đây”, Omar vừa nói vừa chỉ tay về khu vực mà nhiều người di cư sống, làm việc hái cà chua, cam, măng tây và các loại cây trồng theo mùa khác. Những người di cư thường làm việc tới 12 giờ/ngày với mức lương 2,8 USD/giờ.

Hàng chục khu định cư như thế này rải rác vùng nông thôn Italia, đặc biệt là ở khu vực phía nam Puglia, Calabria và Campania. Đây là những vùng đất màu mỡ và được canh tác, cung cấp sản lượng lớn trái cây và rau quả cho thị trường Italia và thế giới. Đây cũng là những nơi được coi là “thành trì” của nhiều băng nhóm mafia khét tiếng.

Omar nói rằng, anh không biết điều gì chờ mình ở phía trước khi giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo của anh sẽ hết hạn vào thời gian tới.

Lamin, một người di cư 27 tuổi đến từ Sénégal đang sống trong trại di cư tạm thời Borgo Mezzanone cho biết, anh làm việc cho một công ty nông nghiệp địa phương nhưng không thể thoát khỏi vòng nghèo đói và tình trạng bị bóc lột như những người di cư khác. Trong hợp đồng công việc ghi rõ, Lamin sẽ nhận được 6,72 USD/giờ nhưng thực tế, anh chỉ nhận được 4,49 USD.

Moussa đến từ Conakry, Guinea cho biết, anh không có giấy tờ hợp pháp ở Italia và hiện đang làm công việc lái xe cho một doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. “Tôi tự hào khi không bao giờ bán ma túy hay làm công việc gì phạm pháp. Tôi mơ ước được về nhà để chăm sóc ông nội đã già yếu, giúp việc mẹ và gia đình nhưng tôi không thể về trong tình trạng này. Tôi phải làm điều gì đó để thay đổi cuộc sống”, Moussa nói.

Người di cư dễ bị tổn thương là "chìa khóa" trong kinh doanh của mafia

“Hiện chưa xác định được mối liên hệ trực tiếp nào giữa quy định mới của chính quyền với sự bóc lột người di cư của mafia. Chúng tôi đang chứng kiến số lượng ngày càng nhiều người xin tị nạn chuyển đến các khu ổ chuột như San Ferdinando, Rosarno - nơi họ dễ bị khai thác. Những người di cư đã bị khai thác vì lợi ích kinh tế”, chuyên gia Om Omolo nói. 

Agromafia là thuật ngữ dùng để chỉ việc mafia lũng đoạn lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp ở Italia, thậm chí trên khắp châu Âu. Các băng nhóm tội phạm của Italia như Calabrian, Ndrangheta, Neapolitan Camorra và Puglia, Quarta Mafia đều có cổ phần các chuỗi cung cấp thực phẩm, từ sản xuất đến phân phối.

Fiammetta Fanizza, một nhà xã hội học nghiên cứu về nông nghiệp ở Puglia và Italia nói rằng, tội phạm có tổ chức đã thâm nhập vào các hội đồng địa phương, công đoàn, các ủy ban trao giải thưởng và đấu thầu của Liên minh châu Âu. Bằng cách tận dụng thời cơ từ cuộc khủng hoảng kinh tế, mafia có thể mua thêm nhiều đất, trang trại và công ty thông qua đó rửa tiền. Ngoài việc rửa tiền, mafia còn tạo ra các sản phẩm giả.

“Mất sự bảo vệ đồng nghĩa với việc hàng ngàn người sẽ trở thành người nhập cư bất hợp pháp. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế (ISPI) của Italia, số lượng người di cư bất hợp pháp dự kiến sẽ tăng lên mức 670.000 vào năm 2020, tăng thêm 140.000 người. Những người di cư sẽ không có việc làm hợp pháp, không có cơ hội tiếp cận giáo dục và bị đẩy sang bên lề xã hội. Ở đâu và khâu sản xuất nào có thể cắt giảm chi phí? Lao động giá rẻ dưới dạng những người di cư dễ bị tổn thương là chìa khóa trong kinh doanh của mafia”,  Fiammetta Fanizza nói

Fiammetta Fanizza nói thêm, những người di cư đang thực sự rất cần thiết cho nền kinh tế Italia, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, họ đang phải sống trong những khu ổ chuột bẩn thỉu và nguy hiểm, cách xa các thành phố. Họ tuyệt vọng, kiệt sức và không có lối thoát. Những người di cư là “món quà hoàn hảo” cho tội phạm có tổ chức. 

Phạm Tường

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文