Nhà tù cảm hóa phạm nhân thay vì trừng phạt

20:46 04/09/2019
Ông Kenneth Gustafsson, Giám đốc nhà tù Kumla của Thụy Điển phân tích: "Ở Thụy Điển, chúng tôi tin tưởng rất nhiều vào khái niệm cải tạo. Dĩ nhiên, có những người không thể thay đổi. Thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn tù nhân đều muốn làm lại cuộc đời và chúng ta phải làm tất cả để tạo điều kiện cho họ".

Peter Soderlund từng thụ án gần ba năm về tội phạm ma túy và vũ khí tại nhà tù Osteraker (Thụy Điển) cho biết, khi mãn hạn, anh được hai tổ chức do các cựu tù nhân thành lập mang tên Phạm nhân hòa nhập cộng đồng (KRIS) và X-Cons giúp đỡ. "Các tổ chức như KRIS và X-Cons giúp tù nhân tái hòa nhập thành công với xã hội sau khi họ được mãn hạn tù", Peter nói.

Ông Kenneth Gustafsson, Giám đốc nhà tù Kumla của Thụy Điển phân tích: "Ở Thụy Điển, chúng tôi tin tưởng rất nhiều vào khái niệm cải tạo. Dĩ nhiên, có những người không thể thay đổi. Thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn tù nhân đều muốn làm lại cuộc đời và chúng ta phải làm tất cả để tạo điều kiện cho họ".

Cảm hóa thay trừng phạt

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, định hướng của Dịch vụ cải huấn Na Uy, một cơ quan chuyên trách việc giam giữ và thi hành án, đồng thời trấn an xã hội và ngăn chặn các hành vi tội phạm đã chuyển hướng tập trung hơn vào phục hồi nhân phẩm cho tội phạm. 

Ông Are Hoidal, Giám đốc nhà tù Halden cho rằng: "Chúng tôi không muốn sự tức giận và bạo lực diễn ra trong nhà tù này mà thay vào đó là sự yên bình để cảm hóa họ. Nếu chúng ta không đối xử với tù nhân như những người bình thường thì chúng ta vẫn sẽ nhận lại những tội phạm khi mãn hạn tù. Bởi thế, lính gác hay quản giáo có nhiệm vụ quan trọng hơn là trở thành hình mẫu, huấn luyện viên và cố vấn cho họ.

Kiến trúc của nhà tù Halden cũng được thiết kế nhằm giảm thiểu cảm giác tù túng, mất tự do, đồng thời xoa dịu căng thẳng tâm lý, giúp tù nhân hòa hợp với thiên nhiên chung quanh. Mặc dù vẫn trang bị nhiều camera an ninh giấu kín đáo và các cảm biến phát hiện chuyển động, nhưng ông Hoidal khẳng định chưa từng có tù nhân nào có ý định vượt ngục.

Trong phòng thiết kế đồ họa của nhà tù Halden, tù nhân Fredrik từng bị kết án 15 năm tù vì tội giết người, tận dụng thời gian để học và đạt được bằng tốt nghiệp về thiết kế đồ họa. Thậm chí, Fredrik dự định tiếp tục việc học để lấy bằng thạc sĩ hoặc thậm chí là tiến sĩ sau khi mãn hạn tù. 

"Nếu không có cơ hội và chỉ bị nhốt sau song sắt phòng giam, tù nhân sẽ khó trở lại là một công dân tốt. Nhưng ở đây chúng tôi có những cơ hội tốt, có thể có bằng tốt nghiệp và khi mãn hạn tù, mọi người có thể tìm được một công việc, ổn định cuộc sống", anh Fredrik cho biết.

Một cơ sở khác là nhà tù Bastoy ở Na Uy cũng có tỷ lệ tù nhân cải tạo tốt, mọi tù nhân đều được tham gia các khóa học thuật, dạy nghề và cung cấp kỹ năng tìm việc làm. Thậm chí, họ còn được phép bắt đầu làm việc bên ngoài nhà tù 18 tháng dưới sự giám sát trước khi mãn hạn, giúp việc tái hòa nhập cộng đồng diễn ra suôn sẻ. Các dịch vụ tư vấn và trị liệu tâm lý cũng được phổ biến rộng rãi nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần của tù nhân.

Bên ngoài phòng giam nhà tù quốc gia mới của Đan Mạch.

Không bỏ trốn, tái phạm thấp

Dù những năm gần đây, tỷ lệ tái phạm của tội phạm ở nhiều nước thường ở mức cao tới 50% và không có chiều hướng thuyên giảm, song ở một số quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch,… tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức thấp hàng đầu thế giới. Yếu tố then chốt đưa tới kết quả này là các nước kể trên đã áp dụng mô hình cải tạo tội phạm trong các nhà tù bằng nhiều phương pháp khác biệt.

Không chỉ có tỷ lệ tù nhân tái phạm thấp sau khi mãn hạn tù, các quốc gia Bắc Âu còn duy trì tỷ lệ tội phạm bị bắt giữ và số lượng tù nhân thấp nhất trên thế giới. Từ năm 2004, số tù nhân ở Thụy Điển đã giảm từ 5.722 người xuống còn 4.500 người. 

Tại Na Uy, năm 2016, số lượng tù nhân giảm xuống 4.000 người, và khi mãn hạn tù, tỷ lệ tái phạm của tội phạm nước này ở mức thấp nhất thế giới là khoảng 20%, trong khi tỷ lệ này là 76,6% tại Mỹ.

Tại Na Uy, luật pháp của nước này không có hình phạt nghiêm trọng như tử hình hoặc chung thân. Trên thực tế, án tù cao nhất ở Na Uy là 21 năm, như trường hợp hiếm hoi của kẻ khủng bố cực đoan Behring Breivik bị kết tội đã sát hại 93 người trong một vụ đánh bom và nổ súng hàng loạt ở Oslo năm 2011. 

Trong khi ở các nước khác, nhà tù được coi là một địa điểm thi hành những án phạt cho tội phạm thì tại khu vực Bắc Âu, đây là nơi coi nhiệm vụ phục hồi nhân phẩm cho tội phạm là ưu tiên. Hình phạt thật sự mà những tù nhân ở Na Uy phải chấp nhận là mất tự do. Ngoài ra, các điều kiện sống và sinh hoạt của tù nhân đều được bảo đảm như người bình thường. 

Trường Vân

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文