Nhân loại tận thế vì phóng xạ

15:36 20/07/2012

Khi con người tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể để lại một chuỗi các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Bức xạ cũng tàn phá nguồn cung Glutathione của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến các mô và cơ phận của chúng ta.

Bụi bức xạ bao trùm khắp thế giới

Bức xạ từ thảm họa Fukushima đã lan khắp toàn cầu, phần lớn bụi phóng xạ đã lan vào bầu khí quyển tại Alaska, Canada, duyên hải Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ, duyên hải Tây Mỹ và vùng Trung Tây Mỹ. Tuy nhiên nhiễm độc bức xạ từ Fukushima hiện đã được phát hiện tại Châu Âu và thậm chí là cả Nam bán cầu. Một bản đồ bụi phóng xạ cho thấy sự lắng đọng của nó trên một khu vực địa lý khổng lồ. Sự tăng đột biến bức xạ là kết quả từ Fukushima.

Theo hướng gió từ Nhật Bản, những vùng này nhiễm đáng kể Plutonium và Uranium. Và thậm chí là các khu vực cạnh kề như Guam, Hawaii, Alaska và California. Mức độ Plutonium ở Guam cao gấp 78 lần, uranium cao gấp 6 lần. Các hạt năng lượng hạt nhân rơi xuống đất khá nhanh chóng và ngày càng lan rộng ra. Người dân Nhật đang hấp thụ bụi bức xạ hạt nhân nhiều hơn từ không khí, nước và thực phẩm.

TEPCO, tập đoàn điện lực của Nhật Bản tuyên bố rằng tại tầng hầm của lò phản ứng số 1 đang có mức độ ô nhiễm bức xạ cực cao. TEPCO đã lấy các mẫu bụi phóng xạ trong tầng hầm này và phát hiện rằng các mức độ bức xạ trên mặt nước phóng xạ đã đạt tới 10.300 millisievert/giờ, mức độ này có thể làm chết người trong vòng một thời gian ngắn sau khi hít phải chỉ trong vài phút. Riêng các công nhân làm việc tại đây sẽ bị chết trong vòng 20 giây một khi hít phải.

"Không cho phép công nhân làm việc tại đó và chúng tôi sử dụng rôbốt để phá hủy nó", đại diện TEPCO cho biết. Nhà điều hành Fukushima cho biết mức độ bức xạ đã cao gấp 10 lần hơn các lò phản ứng số 2 và 3. Bụi phóng xạ từ Fukushima hiện đã bao phủ toàn bộ Bắc bán cầu trong vòng 12-15 ngày sau thảm hoạ.

Một trạm giám sát ở Băng Đảo phát hiện đồng vị phóng xạ đã vươn tới Châu Âu vào ngày 20/3/2011. Trong vòng 4 tuần đầu tiên, các vật liệu phóng xạ vẫn còn giới hạn ở Bắc bán cầu và được phát hiện ở Australia, Fiji, Malaysia và Papua New Guinea và bay đến Nam bán cầu.

Trong vòng 2 tuần, toàn bộ khí quyển tại Bắc bán cầu đã bị ảnh hưởng. Bụi phóng xạ đã vươn tới phía Đông nước Nga (ngày 14/3/2011) và vượt Thái Bình Dương để tiến đến lục địa Bắc Mỹ sang Châu Âu và Trung Á. Theo Trung tâm Thông tin tài nguyên hạt nhân (NIRS), hỗn hợp nhiên liệu Plutonium-Uranium hiện đã vượt xa độ nguy hiểm hơn Uranium được làm giàu (1mg MOX có độ độc hại gấp 2 triệu mg so với Uranium làm giàu thông thường.

Vào ngày 14/3/2011, đơn vị số 3 của lò phản ứng Fukushima phát nổ đã đẩy một luồng khói khổng lồ vào bầu khí quyển. Lò phản ứng hạt nhân đặc biệt này có chứa các thanh nhiên liệu MOX. Kế hoạch MOX là thành phần then chốt trong chu kỳ sản xuất hạt nhân của người Nhật và dự kiến sẽ tái cho phép sử dụng nhiên liệu đã dùng, kết quả là một chu kỳ khép kín. Tuy nhiên việc tái chế hoá ra tốn kém hơn so với việc đơn giản là xử lý nhiên liệu bằng cách chôn nó.

Một thực tế rằng trong khi ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản đang sở hữu nhiên liệu cực độc MOX thì thứ nhiên liệu này đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới có sử dụng năng lượng hạt nhân. Hơn 1/3 nước Anh hiện vẫn đang nhiễm độc phóng xạ từ thảm họa Chernobyl cách đây 2 thập niên và trẻ em Anh đang đối mặt với bệnh ung thư từ sự kiện này. Một cuộc điều tra ở London vào ngày 22/4/2006 đã cho thấy rằng ít nhất 34% nước Anh đang duy trì lượng phóng xạ trong nhiều thế kỷ qua. Ở Anh, khoảng 81.000km2 chủ yếu ở Bắc Ireland, Scotland, xứ Wales và Tây nước Anh hiện có mức độ bức xạ trên 4.000 Bequerel/m2. Báo cáo cũng nói rằng hàm lượng phóng xạ Caesium sẽ "giảm dần trong vòng vài trăm năm tới".

Sức khỏe nhân loại bị ảnh hưởng trầm trọng

Khi con người tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể để lại một chuỗi các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Bức xạ cũng tàn phá nguồn cung Glutathione của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến các mô và cơ phận của chúng ta. Sự cố Chernobyl là một thảm họa nhân đạo lớn mà hậu quả là đã gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe mà cho đến nay vẫn còn chưa được thừa nhận đầy đủ.

Hầu hết các phân tích y khoa đã cho thấy thảm họa này đã để lại những căn bệnh trầm kha như ung thư tuyến giáp, bệnh bạch cầu, bệnh miễn dịch và bệnh lý tự miễn dịch, sự gia tăng bệnh đái tháo đường tuýp 1 - một căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch - được nhìn thấy trong cộng đồng những người sống sót từ thảm họa nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. Các cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thymectomy và một liều phụ bức xạ Gamma gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 ở chuột.

Tiến sĩ Herman Muller, người đã nhận giải thưởng Nobel cho dự án của mình, lên tiếng cảnh báo rằng nhân loại đang hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với "bức xạ liều thấp" và có rất ít cơ hội để sống trường thọ khi mà các thế hệ sau đó sẽ bị tổn hạ không nhỏ về mặt di truyền. Tiến sĩ Herman Muller lưu ý: "Sự lan rộng và tích lũy thậm chí là các đột biến di truyền nhỏ nhất qua các thế hệ gia đình đã gây ra chứng dị ứng, bệnh hen suyễn, trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp, các điều kiện cholesterol cao trong máu và các khuyết tật về cơ bắp và xương"

Hải Thanh (theo WorldPress)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文