Nhật Bản:

Cảnh sát kiếm việc cho tội phạm cải tà quy chính

15:04 05/11/2017
Cục Cảnh sát Quốc gia (NPA) cho biết, kể từ năm 1994 tới nay, mỗi năm có từ 400 tới 800 gã du đãng rời khỏi các nhóm tội phạm có tổ chức. Ngặt nỗi, điều đáng mừng này lại gây ra… gánh nặng cho nhà chức trách.

Nếu không làm tốt các chương trình hoàn lương, các cựu yakuza lại ngựa quen đường cũ mà lần trở lại này càng nguy hiểm hơn khi các cựu yakuza (mafia) hiểu rằng, mình là loại người bị xã hội chối từ nên càng thêm liều lĩnh, hận đời. Trong tổng số 1.254 cựu yakuza trong thời gian ở tù từ năm 2013 tới 2015, có 222 người đã quay về các băng đảng, chủ yếu do không tìm được việc làm sau khi ra tù.

Nhật Bản đang chạy đôn chạy đáo tìm việc làm cho các cựu thành viên xã hội đen yakuza cải tà quy chính. Có một nghịch lý là càng tích cực triệt hạ các băng nhóm yakuza, cảnh sát Nhật Bản càng chuốc thêm gánh nặng giải quyết hậu quả.

Không ít tội phạm sau khi ra tù lại vướng vòng lao lý.  

Năm 2014, có 213 nhóm yakuza bị phá bởi cảnh sát. Trong tổng số 1.336 thành viên của các nhóm này, có khoảng 600 người đã đồng ý cải tà quy chính. Vì thế, NPA lại càng phải bận tâm tìm việc làm cho hàng trăm cựu yakuza mới.

Giải pháp chủ yếu là cảnh sát cố thuyết phục các công ty tư nhân nhận các cựu yakuza này vào làm việc dưới các chương trình động viên của Chính phủ.

Theo báo Asahi Shimbun mới đây, số lượng các công ty thuê các cựu yakuza liên tục giảm xuống kể từ khi lên tới đỉnh điểm là 5.570 công ty hồi năm 1995. Năm 2015 chỉ còn 2.224 công ty chịu thuê họ và chỉ có 5 cựu yakuza tìm được việc làm thông qua các tổ chức hỗ trợ.

NPA đang chào mời các công ty tham gia một chương trình của nhà nước, theo đó nhà nước sẽ trả cho họ những khoản tiền ưu đãi trong thời gian họ cho các cựu yakuza thử việc, cũng như bồi thường những tổn hại do các cựu yakuza gây ra ở nơi làm việc.

Có vẻ như cộng đồng xã hội Nhật Bản cũng cần được tuyên truyền để có thái độ tích cực hơn với các cựu yakuza. Các nỗ lực của cảnh sát và các trung tâm "boryokudan tsuiho" (trung tâm chống những kẻ du đãng) trong việc tìm kiếm việc làm cho các cựu yakuza đã vấp phải nhiều chỉ trích từ công chúng.

Nhiều người thắc mắc tại sao lại phải tốn công sức tìm việc làm cho những kẻ từng sống ngoài vòng pháp luật. Yakuza tại Nhật Bản đã hết thời làm mưa làm gió do ngày càng có thêm nhiều cộng đồng dân cư đoàn kết lại để đẩy các tội phạm ra rìa. Nhiều nhà hàng dán ngoài cửa những tờ cáo thị của ủy ban an ninh công cộng địa phương cấm các thành viên yakuza bước vào.

Ngoài ra, việc giáo dục cho các thành viên yakuza trong nhà tù cũng có vấn đề. Các nhà tù vẫn tổ chức những bài giảng nhằm tách các thành viên yakuza ra khỏi vòng cương tỏa của các băng đảng và giáo dục cho họ tái hội nhập cộng đồng nhưng thực tế không phải lúc nào cũng thành công.

Một cựu yakuza vừa mãn hạn tù nói với nhà báo Kenji Ogata của tờ Asahi Shimbun rằng: "Chúng tôi chỉ làm ra vẻ lắng nghe các bài giảng vì nó giúp chúng tôi dễ dàng được thả sớm theo luật ân xá hơn".

Cựu yakuza này còn tiết lộ: "Nhà tù là nơi để người ta tìm một kẻ đồng phạm hòng thực hiện một tội ác với mình sau khi ra tù". Một cựu yakuza khác cho biết sau khi được tha, anh ta đã bán ma túy cùng với một yakuza mà mình quen trong nhà tù.

Ngày 22 tháng 11 năm 1988, Junko Furuta - nữ sinh lớp 11 của Trường Trung học Yashi-Minami, thành phố Misato, tỉnh Saitama, đang trên đường từ trường về nhà thì bị một nhóm 7 thiếu niên 17-18 tuổi chặn đầu. Sau khi bắt cóc cô gái về một căn nhà nằm ở đường Ayase, quận Adachi, phía Bắc trung tâm Tokyo, 7 kẻ thủ ác đã thực hiện những màn tra tấn dã man đến không thể tin nổi trên người Furuta.

Sau 44 ngày địa ngục, ngày 4-1-1989, Furuta đã trút hơi thở cuối cùng trong tình trạng dung mạo bị hủy hoại nặng nề bởi những vết bỏng, nội tạng và não bộ bị tổn thương cực độ sau những màn đánh đập thú tính.

Trong số 7 kẻ thủ ác, 4 kẻ bị bắt gồm: Hiroshi Yokoyama, Jo Kamisaku, Nobuharu Minato, Yasushi Watanabe. Ba nghi can khác thoát tội là Koichi Ihara, Tetsuo Nakamura cùng một tên không rõ danh tính. Trước đó, cảnh sát đã tìm thấy tinh dịch của 3 nghi can này trong thi thể Junko nhưng chi tiết này không đủ yếu tố cấu thành tội giết người nên chúng đã thoát tội.

Nguyễn Minh

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文