Nhật Bản

Tử tù bị treo cổ chỉ được thông báo trước vài giờ

16:33 21/11/2017
Nhật Bản và Mỹ là 2 thành viên duy nhất của G8 - nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới - duy trì án tử. Tử tù chỉ được thông báo vài giờ đồng hồ trước khi thi hành án. Sau đó, họ được cho ăn bữa cuối cùng nhưng không được phép nói lời tạm biệt gia đình.

Trong một báo cáo công bố năm 2008, Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty khẳng định, không ít tù nhân Nhật Bản hóa điên vì hình phạt "tàn độc và vô nhân đạo". Ủy ban Chống tra tấn Liên hợp quốc chỉ trích cách thức thi hành án tử của Nhật Bản và những căng thẳng tâm lý mà tử tù và gia đình của họ phải hứng chịu.

Nhật Bản đã treo cổ 28 tử tù kể từ năm 2010, số tử tù chờ thi hành án hiện tại là khoảng 122 người. Masakatsu Nishikawa, 61 tuổi, bị kết tội sát hại 4 phụ nữ 25 năm trước. Koichi Sumida, tử tù thứ hai chịu án tử cùng ngày 13-10 vừa qua, bị kết tội giết đồng nghiệp cũ.

Với Nishikawa và Sumida, án tử là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng án tử không hiện thân cho công lý.

Masakatsu Nishikawa bị xử tử ngày 13-10.

"Những vụ hành quyết này cho thấy Chính phủ Nhật Bản đã xem nhẹ quyền được sống. Án tử là một hình phạt độc ác và vô nhân đạo" - Hiroka Shoji, nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty khẳng định. Tử tù Nhật Bản bị biệt giam và chỉ được phép tập thể dục 2 lần mỗi tuần.

Gia đình của họ cũng bị hạn chế thăm nuôi. Thông thường, thời gian chờ thi hành án của tử tù ít nhất 5 năm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp như Nishikawa, phải chờ hàng thập kỷ mà không hề biết án tử được thi hành khi nào.

Năm 2010, trong một động thái gây bất ngờ, giới chức Nhật Bản cho phép truyền thông thăm nhà tù Tokyo. Loạt ảnh được truyền thông công bố sau đó cho thấy, các phòng giam nơi đây khiến người ta liên tưởng đến khách sạn hạng sang với thảm dày, sàn gỗ cùng độ sáng vừa phải. Tuy nhiên, mọi nội thất sang trọng đều không thể che đi sự tàn bạo bên trong buồng treo cổ tử tù.

Một ô vuông màu đỏ đánh dấu điểm đứng của tử tù với dây thừng quấn quanh cổ. Khi án tử được thi hành, 3 "đao phủ" sẽ đồng loạt ấn 3 nút khác nhau. Cũng giống hình thức xử bắn, động thái nêu trên là để không "đao phủ" nào biết ai đã thực sự ấn "nút chết chóc". Mặt sàn sau đó mở ra và tù nhân sẽ chết trong tích tắc.

"Khi nút được ấn, mặt sàn dưới giá treo cổ mở ra và tù nhân sẽ rơi qua một cái hố hình vuông màu đỏ. Dây thừng quấn quanh cổ tử tù sẽ thắt lại và anh ta ngưng giãy giụa" - nhà báo người Mỹ Charles Lane tiết lộ.

Ông Masahiko Fujita, một cựu "đao phủ" trong những năm 1970 tại nhà tù Osaka, cho biết ngay khi bác sĩ xác nhận tù nhân đã chết, dây thừng sẽ được nới lỏng và xác tù nhân sẽ được đặt vào một quan tài. Quá trình thi hành án tử diễn ra dưới sự chứng kiến của các quan chức và đôi khi, các công tố viên được yêu cầu đến làm nhân chứng.

Hủy bỏ án tử tại Nhật Bản không phải là chuyện dễ vì nó vẫn nhận được sự ủng hộ của hầu hết người dân. Nhật Bản không thực thi án tù chung thân nên các tù nhân giết người chỉ đối mặt với án tù giam nhiều năm hoặc án tử. Chính phủ nước này coi tử hình là một công cụ để giảm tỷ lệ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Buồng treo cổ tử tù của nhà tù Tokyo.

Tử tù chịu án đa phần là trường hợp giết nhiều người. Tuổi nhỏ nhất chịu án tử hình là 18. Việc thi hành án được thực hiện bằng biện pháp treo cổ. Tòa án Nhật Bản xem xét tuyên án tử hình theo 9 tiêu chí trong đó có mức độ phạm tội; động cơ; cách thức phạm tội; hậu quả của hành vi tội ác, đặc biệt là số lượng nạn nhân; ảnh hưởng của hành vi tội ác đối với xã hội Nhật Bản... Tội giết một người sẽ không bị tuyên án tử hình nếu không có tình tiết tăng nặng như hãm hiếp hoặc cướp của.

Theo Điều 475 Luật Tố tụng hình sự Nhật Bản, án tử hình phải được thi hành trong vòng 6 tháng sau khi tù nhân thỉnh cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp giảm án không thành. Tuy nhiên, trong thực tế, thời gian chờ đợi thi hành án thường vào khoảng 5 đến 7 năm, 1/4 tử tù phải chờ đợi thi hành án hơn 10 năm. Từ năm 1993 đến năm 2016, Nhật Bản đã thi hành án tử 108 tù nhân.

Trường Vân

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Ngày 1/4, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa nhận được phản hồi từ người dân là anh Hoàng Thanh Bình (trú ở 289 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về việc CBCS kịp thời giúp đỡ con anh là cháu Hoàng Quý A. bị lạc đường về với gia đình.

“Ngày giải phóng” là cách gọi mà Tổng thống Donald Trump đặt cho thời điểm Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng thuế quan đối ứng nhắm đến tất cả các quốc gia. Theo dự kiến, thuế đối ứng sẽ được Nhà Trắng công bố vào ngày 2/4 tới. Các nhà kinh tế nhận định, động thái này là cao trào của chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” - sắc lệnh hành pháp mà ông Trump đã ký ngay trong ngày đầu nhậm chức, với mục tiêu khôi phục lĩnh vực công nghiệp sản xuất của Washington.

Những nữ tuyển thủ bóng chuyền như Bích Tuyền, Thanh Thúy có nhiều cơ hội xuất ngoại. Khi họ lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên nước ngoài thì vấn đề chỉ nằm ở quyết định có sẵn sàng thử sức hay không.

Hòa Tú 1 là xã căn cứ kháng chiến của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Nơi trước năm 1975 là vùng “bom cày, đạn xới” không chỗ nào không có dấu vết tàn phá khốc liệt của kẻ thù. Nhưng giờ đây, vùng đất này đã “thay da đổi thịt”. Từ vùng “đất chết”, Hòa Tú 1 trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM)…

Với những phạm nhân (PN) đang trên hành trình chấp hành án, việc được gặp gỡ người thân, ăn bữa cơm thân tình, được nghe chia sẻ về con đường hoàn lương của những PN cũ... đều là những khoảnh khắc, dấu ấn quý giá, giúp họ có thêm động lực phấn đấu, yên tâm cải tạo tốt, sớm được giảm án...

 Đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, do "Tuấn chợ Gốc" cầm đầu, điều hành dưới vỏ bọc doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động từ thiện đã bị Công an tỉnh Thái Bình triệt phá; hàng chục đối tượng khác bị bắt giữ.

Môn võ Thuỷ Pháp có một lịch sử hình thành vô cùng độc đáo khi do một võ sư người Việt Nam sáng lập ra tại Bỉ, với triết lý sâu sắc đã lôi cuốn không ít võ sinh ngoại quốc tham gia tập luyện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.