Nhật Bản tham gia cuộc đua hàng không mẫu hạm?

15:14 14/12/2018
Trong cuộc họp báo ngày 27-11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya tuyên bố muốn nâng cấp khu trục hạm hạng Izumo thành hàng không mẫu hạm để sử dụng trong mọi mục đích và mọi trường hợp khả dĩ.


Việc hoán cải này sẽ được ghi vào chương trình quốc phòng của Nhật và sẽ đệ trình Quốc hội nước này thông qua vào tháng 12 này. Nếu được thông qua, nó sẽ đánh dấu bước chuyển mới của Nhật Bản về sức mạnh quân sự và có thể thay đổi cân bằng quyền lực ở châu Á, theo Deter China.

Cách mạng F-35

Hiện Nhật Bản đang chuẩn bị một đơn đặt hàng cho khoảng 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ thiết kế trong một thỏa thuận. Đơn đặt hàng sẽ bao gồm một phiên bản F-35 có thể cất cánh với cự ly ngắn và hạ cánh thẳng đứng, một tính năng có thể giúp Nhật Bản biến một số tàu hiện có thành tàu sân bay để có thể vận hành máy bay chiến đấu trên biển - một khả năng mà họ không kể từ Thế chiến II, theo CNN.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản không xác nhận thỏa thuận này, nhưng nói rằng họ sẽ tìm mua một "máy bay chiến đấu có khả năng cao" khi "kế hoạch quốc phòng trung hạn" của đất nước được phê chuẩn vào tháng 12. Và cho biết gần một nửa đội bay chiến đấu F-15J hiện tại của họ không thể nâng cấp nên cần thiết phải mua máy bay mới. 

Nhưng một nguồn tin cho CNN biết, một thỏa thuận đã được thực hiện để Nhật Bản mua khoảng 100 chiếc F-35 có động cơ tàng hình. Lầu Năm Góc chào hàng chiếc F-35, với hệ thống điện tử, động cơ và vũ khí tiên tiến nhất thế giới, là "chiếc máy bay số 1 về giá cả phải chăng, khả năng tấn công, khả năng hỗ trợ và sống sót".

Khu trục hạm hạng Izumo.

Khoảng 40 chiếc sẽ là F-35B, có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng trên tàu chiến. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết Tokyo đang xem xét nghiêm túc việc tái trang bị ít nhất một trong các tàu khu trục trực thăng Izumo của mình để chở các máy bay phản lực, về cơ bản biến một hoặc cả hai tàu 27.000 tấn thành tàu sân bay. 

Ông Iwaya nói trong một cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc họp nội các: “Vì đây là thiết bị có giá trị mà chúng tôi đã sở hữu, nên tôi nghĩ sẽ sử dụng nó cho càng nhiều mục đích càng tốt”.

Nikkei News Service ước tính giá trị của hợp đồng máy bay tiêm kích trị giá 8,8 tỷ USD, với giá mỗi chiếc phản lực khoảng 88 triệu USD.

Động thái của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Trung Quốc đang ngày càng mở rộng ở Thái Bình Dương. Một Giấy trắng quốc phòng của Nhật Bản trong tháng 8 đã nêu bật những lo ngại về môi trường an ninh đang thay đổi của châu Á. 

"Hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc về Quân đội Giải phóng Nhân dân, tăng cường năng lực hoạt động và leo thang đơn phương các hoạt động ở các khu vực gần Nhật Bản đang tạo ra mối quan tâm an ninh mạnh mẽ trong khu vực và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản", Giấy trắng viết.

Phát biểu với CNN, Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của RAND Corp, cho rằng tham vọng thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc mang "những hậu quả to lớn cho Nhật Bản". Ông Heath nói: "Chính phủ Nhật Bản đang muốn xây dựng một quân đội có khả năng ngăn chặn Trung Quốc phát sinh các hành động liều lĩnh và giúp các nước khác cân bằng chính trị và quân sự chống lại quyền lực của Trung Quốc".

Đồng thời, cách tiếp cận độc đáo của chính quyền Trump đối với các liên minh thương mại và quân sự đã khiến Tokyo đôi khi cảm thấy không chắc chắn về mức hỗ trợ của Mỹ trong những tháng gần đây. 

Tổng thống Mỹ Trump đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh quân sự ở Đông Á trả tiền phòng thủ của họ, bóng gió việc chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, trong khi khuyến khích Nhật Bản mua thêm vũ khí của Mỹ. 

Đặc biệt, F-35 là món hàng yêu thích của Tổng thống Trump, người đã công khai chào bán quốc tế dòng máy bay này như một thành công cho chính quyền của mình và ca ngợi các nhà lãnh đạo nước ngoài đã mua máy bay thế hệ thứ năm.

Cam kết của Nhật Bản về việc mua thêm F-35 là một phần nỗ lực tái khẳng định quan hệ đối tác quân sự với Mỹ, theo nguồn tin thân cận với chương trình, người lưu ý rằng máy bay không chỉ cung cấp khả năng nâng cấp mà còn tạo điều kiện cải thiện sức mạnh quan hệ đối tác liên minh.

Củng cố tiền tuyến hàng hải

Các nguồn tin cho biết thỏa thuận mới của Nhật-Mỹ sẽ bao gồm 2 trong số 3 biến thể F-35, các mẫu A và B. Biến thể thứ ba, chiếc F-35C, được thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Mỹ. 

F-35A, mẫu Nhật Bản đã có 10 chiếc trong hạm đội của mình, với hơn 32 chiếc theo đơn hàng từ trước, là các máy bay phản lực thông thường, sử dụng đường băng cất cánh và hạ cánh. 

F-35B là loại có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, có nghĩa là chúng có thể sử dụng các sân bay nhỏ hơn hoặc hoạt động từ tàu chiến khu trục hạm. 

Thủy quân Lục chiến Mỹ từng cho F-35B cất cánh từ các tàu tấn công đổ bộ của Hải quân, đôi khi được gọi là tàu sân bay trẻ em khi chúng bằng một nửa kích thước của các tàu sân bay Nimitz của nước này. 

Lực lượng Tự vệ Hàng hải của Nhật Bản sở hữu 2 trong số các loại tàu này, Izumo và tàu chị em của nó, Kaga, mỗi tàu có khả năng mang 14 trực thăng và cần phải được trang bị lại để đáp ứng các máy bay F-35B.

Một trong số những máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đầu tiên của Nhật Bản do Mỹ thiết kế.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 28-11 có đăng bài về việc tái trang bị các tàu lớp Izumo và mua máy bay F-35B "về cơ bản thay đổi bản chất của tàu chiến từ phòng thủ đến tấn công". Bài báo viết: "Nhật Bản không được quên lịch sử khét tiếng của nó trong việc xâm lược các quốc gia và khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương trong Thế chiến II”.

Đối trọng với F-35 của Trung Quốc là những chiếc máy bay tàng hình 2 động cơ J-20 được sản xuất trong nước, đã được biên chế vào hạm đội Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân vào tháng 2. Hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc J-20 của Trung Quốc đã hoạt động trong hạm đội này.

Theo ông Carl Schuster, cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, hiện là giáo sư Đại học Hawaii Pacific, chiếc F-35B trên tàu chiến của Nhật Bản "thêm một chiều hướng mới" và "yếu tố ngăn chặn" vào tình hình an ninh ở Thái Bình Dương. Nhưng ông Schuster cho biết, một tàu sân bay Nhật Bản được tân trang lại chỉ có thể chở 6-8 chiếc F-35B, so với khoảng 2 tá máy bay phản lực sẽ có mặt trên các tàu sân bay của Trung Quốc hiện đang trong quá trình thử nghiệm hoặc sản xuất. 

Ông Schuster cũng cảnh báo rằng có thể phải mất từ 3-4 năm những chiếc F-35 đặt hàng mới đến được hạm đội Nhật Bản, trừ khi các đơn đặt hàng của Tokyo được ưu tiên hơn những khách hàng khác.

Sức mạnh bằng số

12 quốc gia bên cạnh Nhật Bản và Mỹ cũng tham gia trong chương trình F-35, trong số đó có Úc và Hàn Quốc - ở khu vực Thái Bình Dương. Nhật Bản có lợi thế là một trong 3 điểm lắp ráp cuối cùng cho chiếc F-35, những điểm khác ở Texas và Ý. Và việc F-35 được sử dụng phổ biến trong liên minh Nhật-Mỹ và các đồng minh khác mang lại sức mạnh về sự hiểu biết, không chỉ là số lượng. 

Wallace cho biết tương lai có thể hình dung những chiếc F-35 của Mỹ cất cánh từ các tàu của Nhật Bản và những chiếc F-35 của Nhật bay khỏi các tàu của Mỹ. Một trong hai quốc gia còn lại vận hành chiếc F-35B là Anh, đã có các phiên bản máy bay phản lực của Mỹ vận hành trên chiếc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của mình.

Nhưng Wallace cũng cảnh báo không nên nhấn mạnh tầm quan trọng của một hàng không mẫu hạm Nhật Bản. "Chiếc hàng không mẫu hạm mới này sẽ không mang đủ máy bay, hoặc có khả năng phóng các máy bay phản lực với đủ lực lượng để thực hiện các cuộc tấn công, hoặc các nhiệm vụ ném bom theo bất kỳ cách nào thực sự đe dọa đất liền của Trung Quốc", ông nói. Những gì F-35B sẽ làm là tăng các tùy chọn có sẵn cho các nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản.

"F-35B có thể hoạt động từ các đường băng sửa đổi hoặc sân bay thay đổi, do đó cung cấp thêm các tùy chọn để hoạt động từ các đảo nhỏ hơn, xa hơn của Nhật Bản. Điều này khá quan trọng đối với khả năng sống sót và phản ứng nếu các căn cứ không quân lớn bị vô hiệu hóa trong một cuộc tấn công tên lửa”, ông nói.

Thùy Dương

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

Thời gian gần đây, không ít đối tượng mang nhiều tiền án ở ngoại tỉnh đã dạt về Cố đô Huế để… “kiếm ăn”. Tuy nhiên, do bám sát địa bàn nên ngay sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm, Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đã kịp thời triệt phá, bắt giữ “nóng” nhiều ổ nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản….

Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn An Giang, ngày 20/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt; trú thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) để điểu tra về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đội tuyển Việt Nam luôn được đặt kỳ vọng cao ở mỗi lần tham dự AFF Cup. Chúng ta đã có 2 chức vô địch ở hai thời điểm, hoàn cảnh, vị thế khác nhau. Và bây giờ là một thử thách khác. Trong loạt bài viết giới thiệu các đội tuyển mới đây trên trang chủ giải bóng đá vô địch Đông Nam Á – AFF Cup (tên gọi mới ASEAN Cup) 2024, AFF bày tỏ kỳ vọng đội tuyển Việt Nam sẽ có phần thể hiện ấn tượng và giành được thành tích tốt.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và tỉnh Điện Biên về hội nhập quốc tế, trọng tâm là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động, tích cực triển khai công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế với Công an 6 tỉnh Bắc Lào và Công an tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trực tiếp là Cục Công an thành phố (TP) Phổ Nhĩ. Qua đó, ổn định tình hình ANTT, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở 4 huyện biên giới: Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.

Hỏi: Tôi được biết Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực thi hành. Xin Quý báo cho biết, tại khu vực Thanh Trì thì điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở có thay đổi gì không? (Bà Phạm Thị Hà, Thanh Trì, Hà Nội)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文